Đậu đỗ
Quả đỗ luôn đứng đầu trong danh mục bị phun hóa chất nhiều nhất. Cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu 1 lần, nếu không phun, thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy, dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong, qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Giá đỗ
Giá đỗ sản xuất thông thường - cần có nước và nhiệt độ thích hợp, thời gian tăng trưởng khoảng 1 tuần; tuy nhiên, nếu ngâm hóa chất, thời gian có thể đẩy nhanh đến 30%. Đỗ được dùng để làm giá thường được ngâm với nước vôi và chất kích thích tăng trưởng. Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., có những người đã không ngần ngại sử dụng hóa chất, từ khâu đầu đến khâu cuối. Bản thân người sản xuất, cũng “không cần biết” đó là chất gì miễn có lời!
Dưa chuột
Để bảo vệ dưa chuột khỏi các loại côn trùng gây hại, người trồng thường sử dụng các loại thuốc hóa học có mùi khó chịu. Đặc biệt, nhiều người, vì lợi nhuận còn sử dụng cả chất kích thích nhằm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của dưa chuột, cho quả to, đẹp hơn. Dưa chuột là một trong những loại rau quả mà người trồng phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, nếu không phun, thì chỉ có mất mùa! Cách 2 - 3 ngày lại phun thuốc 1 lần. Trước khi hái xuống đem bán, còn phun thêm một loại thuốc để quả đẹp mã.
Cần tây
Hiện nay, các loại nước ép cần tây đang gây “sốt rần rần” trên các diễn đàn làm đẹp và được nhiều chị em mua về ép lấy nước uống để giảm cân, đẹp da. Với mức giá khoảng 64.000 đồng/kg, thì đây là một phương pháp làm đẹp tự nhiên, không tốn nhiều chi phí khiến cần tây càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong rau cần tây, thường có khoảng 64 chất kịch độc không thể bị loại bỏ bởi nước, cho dù bạn có rửa bao nhiêu lần đi chăng nữa. Theo đó, rau cần tây hấp thụ chất lỏng từ lòng đất cực tốt, nhưng các chất hóa học cũng theo đó mà bị rau hấp thụ vào trong thân, lá và đi vào cơ thể con người.
Rau muống
Có thể nói, đây là một trong những loại rau được nhiều người chọn mua nhất khi đi chợ. Với mức giá từ 15.000 - 35.000 đồng/kg tùy loại, rau muống được các bà nội trợ lựa chọn vì giá cả phải chăng, không quá đắt, trong chi phí 1 bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, rau muống cũng là loại rau dễ bị người bán “tẩm” hóa chất nhất. Khi dùng quá nhiều đạm, hoặc phân bón lá, thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này, khi ăn có mùi hắc và có vị chát.
Mướp đắng
Mướp đắng là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, vì nó mát và bổ. Hơn nữa, nhiều người còn dùng nó như một loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Nhưng, mướp đắng cũng đã bị “vạch mặt” là loại quả chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm, chất kích thích, do người trồng hám lợi để phun vào quả để thu lời. Mướp đắng rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ.
Khoai tây
Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm. Phần đất xung quanh nơi trồng khoai, cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu, khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.
Rau cần
Rau cần có 2 loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước, thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Do vậy, hóa chất có trên các loại rau cần thường là hóa chất trừ sâu bọ. Rau cần, nếu phun thuốc để 1 ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại. Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường.
Súp lơ
Dù là súp lơ trắng hay súp lơ xanh, cấu tạo đặc biệt của chúng vẫn dễ dàng giữ lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trứng côn trùng và côn trùng trong các kẽ hở. Càng gần lúc thu hoạch, người trồng càng hay sử dụng thuốc trừ sâu nhiều để bảo vệ bông cải. Theo một số nghiên cứu, việc rửa bằng nước sạch nhiều lần hay thậm chí là bằng nước muối loãng có tính sát khuẩn cao, cũng không dễ loại bỏ hết thuốc trừ sâu tồn dư trong súp lơ.
Bắp cải
Bắp cải là loại rau phổ biến vào mùa đông. Khi ăn bắp cải, nhiều người sẽ bóc lớp lá ngoài cùng và cắt ăn phần bên trong. Nhưng, bạn có biết bắp cải thường được phun 2 loại thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng, một loại phun vào rễ và một loại phun lên lá, đồng thời còn tưới phân, tưới đạm, kích thích tăng trưởng. Vì thế, dù nó cuộn lại như vậy, bạn cũng cần gỡ ra từng lá và ngâm rửa sạch trước khi ăn.
Tháng 10, 11 là rộ mùa cà chua nhất, nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc, vì để cà chua chín đều, đẹp mã, thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Để cà chua có màu đỏ đẹp, quả bóng mọng, to tròn, thì chủ vườn sẽ tiến hành pha 2ml dung dịch thuốc làm chín của Trung Quốc với 8 lít nước, khuấy đều rồi phun vào chiều hôm trước và đến trưa hôm sau, cà chua được đóng vào bao tải mang đi tiêu thụ…
- Thủy(T/h)