Các biến chứng gout có thể gặp phải
Bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên khớp, thận và tim mạch. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout:
Nổi cục tophi gây biến dạng khớp
Nổi cục tophi tại khớp là biến chứng thường gặp nhất của người bệnh gout. Do nồng độ axit uric máu tăng cao trong thời gian dài dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp. Sự tích tụ lâu ngày của các tinh thể urat sẽ hình thành nên cục tophi. Kích thước cục tophi sẽ tăng dần gây đau và biến dạng khớp. Một số vị trí khớp thường xuất hiện tình trạng này như khớp ngón chân cái, mắt cá chân, ngón tay, cổ tay, khớp khuỷu… Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
Cục tophi có thể vỡ ra và chảy dịch do nhiều nguyên nhân như kích thước quá lớn, hay tỳ đè vào các khớp có tophi, va chạm mạnh... Đây là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và hình thành ổ viêm.
Biến chứng gây sỏi thận, suy thận
Thống kê cho thấy, có khoảng 10-20% người bệnh gout có sỏi tại thận. Do tinh thể urat lắng đọng tại các tổ chức thận như kẽ thận, bể thận, niệu quản… và hình thành sỏi urat. Việc phát hiện sỏi urat rất khó khăn do chúng không cản quang nên thường phải siêu âm thận mới có thể nhìn thấy. Nếu không được phát hiện kịp thời thì sỏi urat có thể gây tắc nghẽn đài bể thận, làm ứ nước tại thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Biến chứng trên tim mạch
Ngoài khớp và thận thì tinh thể urat còn có thể lắng đọng tại các mạch máu. Từ đó gây ra một số biến chứng gout trên tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Việc điều trị bệnh gout và các biến chứng trên tim mạch thường phải phối hợp nhiều thuốc. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận và khả năng đào thải axit uric, làm tình trạng bệnh gout tiến triển nặng hơn.
Các phương pháp điều trị gout và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả
Gout là bệnh mạn tính nên việc điều trị phải được duy trì thường xuyên và liên tục. Tùy vào từng giai đoạn bệnh sẽ phù hợp với mỗi phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và ngăn ngừa biến chứng gout hiệu quả, an toàn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có mối quan hệ mật thiết với bệnh gout. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng gout nguy hiểm:
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, các loại hải sản, thịt đỏ. Thay vào đó có thể ăn thịt trắng, cá nước ngọt… Người bệnh gout có thể ăn thịt nhưng tối đa là 150gram/ ngày.
Không sử dụng bia, rượu và các đồ uống chứa cồn vì chúng làm hạn chế đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.
Uống nhiều nước (trung bình từ 1,5-2 lít mỗi ngày) để tăng cường đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu.
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì để hạn chế áp lực của cơ thể đè lên các khớp chân.
Nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
Dùng thuốc tây giảm đau, hạ axit uric máu
Trong phương pháp điều trị gout bằng thuốc tây, người bệnh thường được chỉ định 2 nhóm thuốc sau: Giảm đau khi có cơn gout cấp và giảm axit uric máu, ngăn ngừa tái phát.
Thuốc chống viêm, giảm đau
Mục đích chính của nhóm thuốc này là cắt cơn đau, cải thiện triệu chứng do gout cấp gây ra. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
Colchicin dùng để chống viêm, giảm đau và dự phòng tái phát cơn gout cấp. Theo khuyến cáo, Colchicin nên sử dụng từ liều thấp nhất và tăng dần để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs): Một số thuốc thường gặp như Indomethacin,, Meloxicam... Cần thận trọng khi dùng các thuốc NSAIDs cho người cao tuổi, người bị suy thận, tiền sử viêm loét dạ dày...
Thuốc giảm đau steroid (Corticoid) được sử dụng nếu người bệnh không đáp ứng hoặc chống chỉ định với 2 thuốc trên. Corticoid có 2 đường dùng là uống và tiêm tại khớp. Mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Thuốc giảm axit uric máu
Nhóm thuốc này bao gồm 2 loại là: Giảm tổng hợp và tăng thải trừ axit uric.
Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Phổ biến nhất là allopurinol giúp ức chế enzyme xanthin oxydase, từ đó hạn chế quá trình tổng hợp axit uric. Cần thận trọng với một số tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, buồn nôn, dị ứng…
Thuốc tăng thải trừ axit uric: Thường gặp như Probenecid, Benzbromaron… Các thuốc này không sử dụng cho người bị suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, người bị gout mạn tính đã có hạt tophi…
Sử dụng TPBVSK Hoàng Thống Phong hỗ trợ cải thiện bệnh gout, ngăn ngừa biến chứng
Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc, nhiều chuyên gia xương khớp khuyến cáo nên kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược trong điều trị gout để tăng cường hiệu quả và giảm sự phụ thuộc vào thuốc tây. Phải kể đến một trong những sản phẩm lâu đời và được nhiều người bệnh gout tin tưởng sử dụng, đó là TPBVSK Hoàng Thống Phong.
Viên uống Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả kết hợp cùng 6 loại thảo dược quý (thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo…). Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, Hoàng Thống Phong hỗ trợ:
Giảm nồng độ axit uric máu.
Giảm sưng đau khớp do gout.
Tăng cường chức năng gan, thận.
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị gout cho kết quả như sau:
88,9% giảm axit uric máu về mức giới hạn bình thường sau 6 tháng sử dụng Hoàng Thống Phong.
96,4% cải thiện sưng đau khớp sau 3-4 ngày dùng Hoàng Thống Phong.
Trong cả quá trình nghiên cứu, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu.
Để cải thiện tình trạng bệnh gout và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Ngoài ra, đừng quên sử dụng Hoàng Thống Phong mỗi ngày để hết sưng đau, khỏi mau bệnh gout nhé.
Thanh An
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.