Những dấu hiệu cảnh báo gout cấp
Bệnh gout (thống phong) là tình trạng viêm khớp do lắng đọng vi tinh thể. Khi quá trình tổng hợp axit uric tăng lên trong khi đó thận không kịp bài tiết sẽ dẫn đến ứ đọng. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo thành các tinh thể muối urat hình kim lắng đọng tại khớp và gây viêm. Dưới đây là những dấu hiệu giúp chẩn đoán gout cấp chính xác, bao gồm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng của gout cấp
Khi cơn gout cấp xuất hiện, người bệnh có những dấu hiệu đặc trưng như sau:
-Những cơn đau gout thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, sau một bữa ăn thịnh soạn hoặc uống nhiều bia, rượu.
-Vị trí khớp thường xuất hiện gout cấp là khớp bàn - ngón chân cái (60-70%); ít gặp ở khớp háng, vai, cột sống,...
-Khớp bị gout cấp tấn công có biểu hiện sưng to, nóng đỏ, phù nề, căng bóng và đau dữ dội.
-Các triệu chứng viêm khớp có thể kéo dài nhiều ngày, trung bình từ 5-7 ngày rồi giảm dần và hết đau hẳn. Khi cơn gout cấp qua đi, các khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
-Ngoài biểu hiện tại khớp thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu,...
Triệu chứng cận lâm sàng
Để chẩn đoán xác định gout cấp, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
-Xét nghiệm axit uric máu: Nồng độ axit uric máu ở người bình thường là nam < 420 µmol/l, nữ < 360µmol/l. Nếu vượt qua mức này là người bệnh bị tăng axit uric máu.
-Xét nghiệm dịch khớp: Việc thực hiện xét nghiệm này giúp tìm các tinh thể urat có trong dịch khớp.
-Chụp X-quang khớp: Giai đoạn đầu của bệnh gout, các khớp hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, trên hình ảnh X-quang có thể thấy các khuyết xương hình hốc, hẹp khe xương, gai xương,...
-Ngoài ra còn có một số xét nghiệm khác như: Tốc độ lắng máu, định lượng axit uric niệu,...
Cập nhật phác đồ điều trị gout cấp Bộ Y tế
Theo phác đồ Bộ Y tế ban hành, việc điều trị gout cấp cần đáp ứng 2 mục tiêu đó là: Cải thiện triệu chứng sưng đau khớp và ổn định nồng độ axit uric máu để ngăn ngừa gout cấp tái phát. Từ 2 mục tiêu trên, người bệnh gout thường được chỉ định sử dụng 2 nhóm thuốc dưới đây:
Nhóm thuốc giảm đau, cắt cơn gout cấp
-Colchicin là sự lựa chọn đầu tay giúp giảm nhanh cơn đau khớp do gout cấp gây ra. Trong phác đồ điều trị gout cấp của Bộ y tế, colchicin được khuyến cáo sử dụng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu sau khi khởi phát cơn gout cấp). Ngoài ra, colchicin còn được sử dụng trong dự phòng tái phát cơn gout cấp. Có thể phối hợp colchicin với một loại thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) để tăng cường hiệu quả giảm đau.
-Các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid (NSAIDs) thường được sử dụng phổ biến trong điều trị gout cấp để cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Một số thuốc thường được chỉ định như ibuprofen, piroxicam, diclofenac, celecoxib,... Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng nhóm thuốc này cho người cao tuổi, người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng, suy thận,...
-Corticosteroid chỉ được sử dụng khi người bệnh thuộc đối tượng chống chỉ định hoặc không đáp ứng với hai thuốc kể trên. Đây là thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh nhưng được khuyến cáo chỉ dùng ngắn ngày vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Ngoài thuốc dạng uống thì người bệnh có thể tiêm trực tiếp corticoid vào khớp để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thao tác này phải được thực hiện bởi nhân viên y tế và tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Nhóm thuốc giảm axit uric máu
-Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Phổ biến nhất trong nhóm thuốc này là allopurinol. Thuốc có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp axit uric), từ đó làm giảm nồng độ axit uric máu. Cần lưu ý một số tác dụng phụ của allopurinol như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, sốt,...
-Thuốc tăng thải trừ axit uric: Một số thuốc thường dùng như probenecid, benzbromarone,.... Các thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tái hấp thu axit uric ở ống thận. Cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này, đặc biệt là các đối tượng suy thận, gout mạn tính có hạt tophi,...
-Thuốc hủy urat: Đây là nhóm thuốc còn khá mới giúp bổ sung men uricase làm biến đổi axit uric thành allantoin tan được trong nước và dễ dàng thải trừ ra ngoài. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng với gout kháng trị, gout có hạt tophi hoặc biến chứng.
Hoàng Thống Phong - Liệu pháp toàn diện hỗ trợ điều trị gout cấp hiệu quả
Từ xa xưa, các lương y thường sử dụng các loại thảo dược như: Trạch tả, nhọ nồi, ba kích, hoàng bá, hạ khô thảo,... để hạ axit uric máu, giảm đau gout cấp hiệu quả. Ngày nay, kết hợp y học cổ truyền và công nghệ sản xuất hiện đại, các nhà khoa học đã đưa những thảo dược quý này vào sản phẩm Hoàng Thống Phong để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh gout.
Hoàng Thống Phong có thành phần chính từ trạch tả giúp cải thiện chức năng thận, tăng cường đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Thêm vào đó, trong Hoàng Thống Phong còn chứa nhiều loại thảo dược quý như: Ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu,… sẽ giúp cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, đưa nồng độ axit uric máu về mức ổn định và hạn chế nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
Đến hiện tại, Hoàng Thống Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh gout được kiểm chứng lâm sàng tại các bệnh viện lớn. Nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên người bệnh gout sử dụng Hoàng Thống Phong sau 6 tháng cho thấy:
-88,9% người bệnh có nồng độ axit uric máu trong mức bình thường và không tái phát cơn gout cấp nào trong quá trình điều trị.
-96,4% người bệnh giảm sưng đau khớp sau 3-4 ngày.
-100% người bệnh không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.
Với những kết quả của nghiên cứu trên, người bệnh gout có thể yên tâm về tác dụng và độ an toàn mà Hoàng Thống Phong đem lại.
Sự xuất hiện của gout cấp có thể đem lại cho người bệnh nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu phòng ngừa và điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể kiểm soát chúng hiệu quả. Do đó, ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, người bệnh gout đừng quên kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong hàng ngày để ngăn ngừa gout cấp tái phát nhé.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thanh An