Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảnh báo chiêu hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt xuất khẩu đi nước thứ ba

Thời gian gần đây, tình trạng hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba ngày càng diễn biến phức tạp. Việc này không những gây mất uy tín hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế mà nó còn dẫn đến nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị các nước khác điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế đối kháng và bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường quan trọng

Xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam bị lực lượng Hải quan Bình Dương phát hiện, ngăn chặn (Ảnh: T.D)

Xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam bị lực lượng Hải quan Bình Dương phát hiện, ngăn chặn. (Ảnh: T.D)

Mới đây, lực lượng Hải quan đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời một lô hàng xe đạp Trung Quốc giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu. Lô hàng này gồm 313 chiếc xe đạp với trị giá trên 26.000 USD do Công ty TNHH xe đạp E - một doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần.

Theo khai báo của doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu là xe đạp thực hiện lắp ráp tại Việt Nam, xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua soi chiếu và kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện trên bao bì đóng gói cũng như trên sản phẩm xe đạp đều được ghi chữ “Made in Vietnam”.

Sở dĩ có câu chuyện này là do các mặt hàng xe đạp nếu có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc thì sẽ bị áp thuế phòng vệ 25%. Do đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã lập các công ty ở Việt Nam để nhập linh kiện, lắp ráp giai đoạn cuối sau đó xuất khẩu ra nước ngoài nhằm hưởng ưu đãi về thuế.

Tổng cục Hải quan cho biết, qua công tác quản lý, cơ quan này đã nhận diện hàng loạt thủ đoạn gian lận xuất xứ hàng hóa. Theo đó, đối với ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nhập hàng nước ngoài nhưng trên sản phẩm đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu…

Đối với xuất xứ hàng hóa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản xuất, gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định, nhưng khi xuất khẩu khai xuất xứ Việt Nam hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ, hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ, khai sai xuất xứ hàng hóa để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do khi làm thủ tục hải quan…

Nguyên nhân khiến gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng diễn ra phức tạp là do hiện các nước trong khu vực và trên thế giới đã có những thay đổi lớn về chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ mậu dịch như tăng thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi đó, Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại và được hưởng ưu đãi thuế từ nhiều thị trường. Do đó, thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc đã được thành lập với vai trò lắp ráp hàng Trung Quốc để “đội lốt” hàng Việt xuất khẩu đi nước thứ ba.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, các Hiệp định thương mại tự do là thành quả của Đảng, Nhà nước dành cho các nhà sản xuất và thương mại Việt Nam. Do vậy, không thể chia sẻ hay bị đánh mất vào tay các nhà sản xuất nước ngoài.

Hằng Vương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.