Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu: Cần quy rõ trách nhiệm từng ngành

Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cần nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng ngành đế tránh việc kiểm tra, xử lý chồng chéo và đổ lỗi trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề gây bức xúc dư luận.

Xử lý hơn 1.200 vụ trong năm 2020

Thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.

Trong năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 4.550 vụ việc liên quan đến mặt hàng xăng dầu, xử lý 1.291 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 14 tỷ đồng. Tịch thu, tạm giữ gần 79.000 lít xăng dầu các loại với trị giá hàng hóa trên 1,5 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, so với các mặt hàng khác, gian lận thương mại trong xăng dầu rất lớn, trung bình mỗi ngày có 1,5 vụ vi phạm, ngày nào cũng có vi phạm.

Cụ thể, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phổ biến như: vi phạm tác động vào cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo (điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép); không niêm phong kẹp chì nắp bồn xe chứa xăng dầu; bán xăng dầu ngoài hệ thống; kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực. Bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán xăng dầu nhập lậu; không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, còn kinh doanh xăng dầu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trong trường hợp có từ 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên; sử dụng phương tiện đo không có chứng chỉ kiểm định.

Thậm chí, có tình trạng một vài nhân viên bán hàng lợi dụng giờ cao điểm cũng như khâu quản lý lỏng lẻo để bơm chồng số, không niêm yết giá, tự ý điều chỉnh giá, treo biển không bán hàng, cố ý che bảng thông tin cột bơm…nhằm thu lợi bất chính, gây bất bình cho người tiêu dùng.

Điển hình, tại Hà Nội, ngày 4/6/2020, đoàn kiểm tra liên ngành Đội QLTT số 24 đã kiểm tra cửa hàng xăng dầu HTX công nghiệp Long Biên tại Cụm Công nghiệp Ninh Hiệp (xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) phát hiện 15.500 lít xăng RON95-III không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá 203.360.000 đồng. Phạt hành chính đối với công ty 140.000.000 đồng.

Tiếp đến, ngày 31/7/2020, Đội QLTT số 17 (Cục QLTT Hà Nội) đã kiểm tra đối với cửa hàng xăng dầu Minh Dũng thuộc Công ty TNHH xăng dầu Minh Dũng, địa chỉ trụ sở chính tại thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Qua kiểm tra, Đội đã phát hiện Công ty đã có hành vi vi phạm như: Nhân viên trực tiếp bán hàng hóa không đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định; đại lý kinh doanh xăng dầu có hành vi mua, bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối; buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Cục QLTT Hà Nội cũng ban hành Quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH xăng dầu Minh Dũng với tổng số tiền xử phạt là 101.500.000 đồng.

Tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Cục QLTT thành phố đã kiểm tra, xử lý 07 vụ vi phạm. Phạt hành chính: 113.500.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là làm đại lý xăng dầu vượt quá số lượng tổng đại lý hoặc thương nhân phân phố; cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi mua xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối; nhân viên trực tiếp mua, bán hàng hóa không đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…

Xây dựng quy chế phù hợp, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Mặc dù, lực lượng QLTT đã nỗ lực để giảm gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu, tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý vẫn còn nhiều khó khăn. Theo Tổng cục QLTT, hiện nay trên thị trường các chất dung môi, phụ gia, chế phẩm có thể lợi dụng để pha chế xăng dầu được mua khá dễ dàng, nếu các đối tượng có ý gian lận về xăng dầu thì rất dễ thực hiện. Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán, chứa trữ các chất dung môi, phụ gia, chế phẩm nêu trên do nhiều cơ quan chức năng quản lý.

Theo quy định hiện nay một cửa hàng chỉ có một đầu mối vì thương nhân đầu mối phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng về hệ thống cửa hàng đại lý của mình, việc báo cáo quyết toán do cơ quan thuế thực hiện và chịu trách nhiệm, cơ quan QLTT chỉ phối hợp với cơ quan thuế trong việc dán tem cột bơm do đó cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thuế trong việc xác định gian lận thương mại của các đại lý kinh doanh xăng dầu thông qua kê khai hóa đơn và niêm phong dán tem cột bơm sẽ kiểm soát tốt hành vi này.

Về kiểm soát chất lượng xăng dầu, hiện nay có rất nhiều cơ quan kiểm tra có thẩm quyền lấy mẫu giám định và xử lý trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; theo quy định về lưu mẫu thì các lô hàng khi doanh nghiệp nhập về đều phải lưu mẫu tuy nhiên không rõ là phải lưu bao nhiêu mẫu do vậy khi có nhiều đoàn kiểm tra thì mẫu lưu không còn để đối chứng. Trong khi kiểm tra lấy mẫu có xác định số tồn nhưng khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu là vi phạm thì không thể thu hồi số xăng dầu vi phạm vì lý do khi chưa có kết luận giám định thì không có căn cứ tạm giữ ban đầu. Trong khi đó quá trình bán hàng của doanh nghiệp là liên tục nên khi có kết quả, tiếp tục làm việc với doanh nghiệp thì lượng xăng vi phạm đã bán hết, rất khó khăn trong quá trình xử lý tang vật.

Trong khi đó, cơ quan QLTT chưa được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật để kiểm tra nhanh chất lượng xăng dầu, nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn sớm các hành vi gian lận về chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

Mạng lưới cửa hàng xăng dầu vẫn tập trung nhiều ở địa bàn thành phố, thị trấn, trên các trục giao thông chính, chưa phát triển ở các xã vùng sâu, xa. Một số chủ thể kinh doanh xăng dầu chưa có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cũng như phòng cháy chữa cháy, các tiêu chuẩn chỉ được đảm bảo trên giấy tờ.

Cơ quan QLTT cũng không có kho chuyên dụng để chứa xăng dầu vi phạm, do vậy khi kiểm tra, tạm giữ cơ bản phải thuế kho hoặc giao cho DN tự bảo quản dẫn đến việc khó kiểm soát dễ gây thất thoát.

Trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa. Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh ký cam kết không kinh doanh xăng dầu nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và gian lận đo lường để người kinh doanh, DN chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Do đây là mặt hàng có nhiều ngành cùng tham gia quản lý, Tổng cục QLTT cũng đề xuất các đơn vị liên quan cần nghiên cứu xây dựng các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng ngành để tránh kiểm tra, xử lý chồng chéo và đổ lỗi trách nhiệm khi xảy ra những vấn đề gây bức xúc dư luận.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu để hạn chế mức thấp nhất các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xăng dầu thì cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và sự tham gia của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, tố giác để xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho người và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thu Phương

Bài liên quan

Tin mới

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam
Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường các hoạt động đoàn kết, gắn bó quân dân, từ ngày 26 - 27/4, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư
Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư

Theo đại diện Bộ Xây dựng, gần đây có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Chính vì vậy, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, khó xác định hành vi thổi giá nên thay vì cố làm điều bất khả thi này, nên tăng nguồn cung và dùng thuế để chặn đầu cơ nhà ở.

Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng
Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng

Lực lượng chức năng TP. Hải Phòng vừa kiểm tra, tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng.

Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?
Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?

Đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục C06, Bộ Công an đánh giá về việc thực hiện Đề án 06 của Bộ Y tế là còn tồn tại 2 vấn đề pháp lý và 6 vấn đề dịch vụ công.

Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt
Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt

Tại Đại hội cổ đông sáng 27/4, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô đề cập đến vấn đề chuyển giao bền vững doanh nghiệp, bởi hiện nay, ông Thông cũng đã hơn 70 tuổi. Ông cũng mong muốn các cổ đông ủng hộ vì có như vậy sẽ tốt cho các cổ đông hơn.