Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp thời CMCN 4.0

Hàng giả bắt chước kiểu dáng, mẫu mã rất nhanh với thủ đoạn tinh vi và rất khó phân biệt với hàng thật. Với giá bán rẻ hơn, họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Ngày 27/11, tại TP. HCM, diễn đàn “Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ CMCN 4.0” đã diễn ra, do Cục Sở hữu Trí tuệ, Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT), Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia... tổ chức.

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp thời CMCN 4.0 - Hình 1

Các đại biểu, chuyên gia tham dự diễn đàn ngày 27/11

Tại đây, nhiều doanh nghiệp (DN) nói thẳng rằng họ đã quá mệt mỏi vì phải căng sức chống hàng giả, hàng nhái trong suốt thời gian qua.

Ông Trần Thanh Kha, Trưởng phòng cấp cao - Công ty NGK SPARK PLUS Việt Nam cho biết, công ty được thành lập từ năm 1936 tại Nhật Bản, vào Việt Nam năm 2015 và chiếm khoảng 70% thị phần, nhưng tỷ lệ Bugi NGK bị làm giả khoảng 20%. Bugi giả gây nguy hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Trên thị trường, nhiều anh thợ biết bugi giả nhưng vẫn cố tình kinh doanh vì lợi nhuận.

Cái khó ở đây chính là khi làm việc với cơ quan chuyên trách họ không phân biệt được bugi thật – giả, có tình trạng DN vừa bán hàng chính hãng vừa bán kèm hàng nhái (loại 1,2,3) với mức giá rẻ hơn hàng thật từ 20-50% tùy loại.

“Có nhiều trường hợp, khi chúng tôi cùng lực lượng chuyên trách đến kiểm tra thì cơ sở sản xuất hàng giả “biến mất”... Những gì chúng ta đang làm chỉ là chữa cháy mà thôi... Thực tế, số lượng hàng hóa giả ngày càng lớn, chủ yếu vận chuyển qua biên giới. Do vậy, cơ quan chuyên trách cần tăng cường chế tài, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, ông Trần Thanh Kha kiến nghị.

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp thời CMCN 4.0 - Hình 2

Người tiêu dùng tìm hiểu, phân biệt nón  thật - giả

Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty thời trang Nón Sơn phản ánh, hàng giả, hàng nhái đem lại siêu lợi nhuận. Thế nhưng việc xử lý sai phạm chỉ như gãi ngứa nên DN vi phạm “lờn thuốc”. Họ chấp nhận chịu phạt để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hàng giả. Mức xử phạt vi phạm hành chính chỉ vài triệu đồng, trong khi lợi nhuận có thể lên tới hàng tỷ  đồng thì họ vẫn cứ sai phạm.

“Sản xuất hàng giả có cả một nhà máy hoành tráng, có hàng trăm công nhân với khuôn mẫu, máy móc, trang thiết bị đầy đủ, có địa chỉ đàng hoàng. Thế nhưng, người dân xung quanh biết rất rõ trong khi cán bộ địa phương lại không hay biết. Thậm chí có những địa chỉ từng bị kiểm tra, xử phạt sau đó tái phạm. Sản xuất hàng giả chứ có phải làm cây kim, sợi chỉ đâu mà cơ quan chức năng không biết”, ông Nguyễn Ngọc Tý bức xúc.

Cùng chung nỗi bức xúc này, ông Hồ Kim Khuê - Quản lý truyền thông và sự kiện, Công ty cổ phần Kềm Nghĩa cho biết, những dòng sản phẩm nào bán chạy nhất thì hay bị làm nhái nhất. Ví dụ các sản phẩm: D555, D 401, M555... của công ty này.

Chỉ sau vài ngày ra sản phẩm mới, hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện trên thị trường. Theo ông Khuê, người tiêu dùng khó phân biệt hàng giả với hàng thật một phần vì mẫu mã, kiểu dáng, bao bì giống nhau. 

Để tuyên chiến với hàng giả, mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ. Ngoài các khoản chi thường xuyên để đổi mới dấu hiệu nhận biết, làm lại khuôn hàng, bị cạnh tranh thị phần, mất uy tín thì doanh nghiệp còn phải bỏ tiền để tiến hành các đợt tự điều tra, phát hiện hàng giả, làm hồ sơ thủ tục và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.

Theo ông Trương Văn Ba, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, từ đầu năm 2018 đến nay, cơ quan chuyên trách phát hiện, xử lý trên 79.000 vụ buôn lậu, tăng 7% so cùng kỳ 2017. Hiện tại, để ứng phó với vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, Ban chỉ đạo 389 đã xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2019.

Chống hàng giả là công việc lâu dài, nhưng nếu lực lượng chức năng chỉ "giơ cao đánh khẽ" thì con đường chinh phục thị trường Việt của doanh nghiệp nội gặp nhiều chông gai hơn.

Hải Đăng

Tin mới

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử

Quyết định chấp nhận giao chiến với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên là một bước ngoặt lớn trong 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân ta.

Giá tiêu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, trong khoảng 96.000 - 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, trong khoảng 96.000 - 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4 tăng nhẹ trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Bất chấp nguồn cung dồi dào trong dân nhưng thị trường trong nước không giảm.

Giá tiêu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, giá tiêu trong khoảng 96.000 - 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, giá tiêu trong khoảng 96.000 - 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4 tăng nhẹ trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Bất chấp nguồn cung dồi dào trong dân nhưng thị trường trong nước không giảm.

Triển lãm 'Đường lên Điện Biên' sẽ mở đến hết ngày 15/5
Triển lãm 'Đường lên Điện Biên' sẽ mở đến hết ngày 15/5

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024). Triển lãm mở cửa từ ngày 26/4 đến hết ngày 15/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Dự báo thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng miền Bắc đạt đỉnh 41 độ
Dự báo thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng miền Bắc đạt đỉnh 41 độ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 27/4 các khu vực Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Yên nhiệt độ có nơi trên 41 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Giá cà phê hôm nay 27/4: Tăng mạnh đến 134.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 27/4: Tăng mạnh đến 134.000 đồng/kg

Ngày 27/4, giá cà phê hôm nay tăng thêm 2.000 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 134.000 đồng/kg.