Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ: Thành quả 10 năm và những thách thức ở phía trước

Sau 10 năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nhiều hoạt động của các cơ quan trong hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia.

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt theo các Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 6/12/2010 và số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ (SHTT); Tăng cường tạo ra và phát triển TSTT của Việt Nam. Sau 10 năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, Chương trình đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nhiều hoạt động của các cơ quan trong hệ thống SHTT quốc gia.

Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ

Các hoạt động tuyên truyền về sở hữu trí tuệ được duy trì liên tục và thường xuyên đổi mới phương thức thực hiện. Nếu như trong giai đoạn 2011-2015, công tác tuyên truyền chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền thống, phổ cập kiến thức cơ bản về SHTT, thì sang giai đoạn 2016-2020, công tác này đã được triển khai với chiều sâu về nội dung, ứng dụng công nghệ số và truyền thông đa phương tiện. Kết quả đã có hơn 5.000 số phát sóng truyền hình, 1500 bài báo, phóng sự; 1.000 bài đăng trên mạng xã hội; 100 cuộc giao lưu trực tuyến và tọa đàm; 200 hội thảo, hội nghị khoa học đã được tổ chức.

Cũng trong giai đoạn này, các Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức các lớp ngắn hạn phổ biến các kiến thức chung về SHTT cho doanh nghiệp và người dân với 750 lớp đào tạo cơ bản cho 42.000 lượt tham gia. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh luôn là địa phương tiêu biểu, duy trì các khóa tập huấn, đào tạo quản trị viên TSTT. Chương trình ở Trung ương trong giai đoạn 2016-2019 đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho 2.000 người từ các nhóm chủ thể khác nhau như doanh nghiệp, nhà khoa học, cán bộ thực thi, và các tổ chức, cá nhân làm công tác văn hóa nghệ thuật.

Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng lượng đơn sở hữu công nghiệp nộp vào Cục SHTT từ 10-12%/năm, cụ thể là  đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích tăn từ  494 đơn (năm 2011) lên 1505 đơn (năm 2020). Đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tăng từ 1.200 đơn (năm 2011) lên 1.999 đơn (năm 2020); Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tăng từ 22.402 đơn (năm 2011) lên 47.293 đơn (năm 2020).

Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm quốc gia, chủ lực địa phương và sản phẩm OCOP

Bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm quốc gia, chủ lực địa phương và sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ trong tâm, nổi bật của Chương trình. Trong giai đoạn 2011-2020, có 1.148 sản phẩm đã được hỗ trợ bảo hộ quyền SHTT trong nước. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ SHTT, người tiêu dùng đã biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể.

Sản phẩm Mật ong bạc Hà của cao nguyên núi đá Đồng Văn - Hà Giang: Sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã tăng từ 250.000đ/lít lên tới 450.000đồng/lít
Sản phẩm Mật ong bạc Hà của cao nguyên núi đá Đồng Văn - Hà Giang: Sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã tăng từ 250.000đ/lít lên tới 450.000đồng/lít.

Đơn cử, sản phẩm Mật ong bạc Hà của cao nguyên núi đá Đồng Văn - Hà Giang: Sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã tăng từ 250.000đ/lít lên tới 450.000đồng/lít.

Sản phẩm Nước mắm Phú Quốc tăng từ 30-50%, Bưởi Phúc Trạch tăng 30-35%, Cam Vinh đã tăng lên hơn 50% sau khi sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Có nhiều mô hình điểm, điển hình đáng ghi nhận trong thời gian qua, đó là: Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh tới cấp xã trong công tác xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La; Lồng ghép hiệu quả giữa sở hữu trí tuệ và sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh; phát triển tài sản trí tuệ gắn với khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống kinh đô Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế; Sở hữu trí tuệ với chống biển đổi khí hậu của các tỉnh Tây Nam Bộ; Định vị thương hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” của tỉnh Lâm Đồng và rất nhiều địa phương tiêu biểu khác.

Đặc biệt, mới đây, ngày 12/3/2021, vải thiều Bắc Giang, sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, sự kiện quan trọng này đã đánh dấu bước tiến lớn, thiết lập một thành tựu mới trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực quốc gia.

Việc Nhật Bản bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn cũng minh chứng cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam đã chuyển mình; khẳng định doanh nghiệp và người dân Việt Nam có đủ năng lực, sẵn sàng sản xuất ra các sản phẩm theo tiêu chuẩn của những quốc gia khó tính nhất thế giới.

Hỗ trợ bảo hộ, quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ

Trong khuôn khổ của Chương trình, Tập đoàn Dệt may, Hiệp hội Da giầy, Tập đoàn DABACO và nhiều doanh nghiệp khác đã được hỗ trợ triển khai các biện pháp quản trị TSTT và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền SHTT. Các địa phương đã hỗ trợ cho gần 10.000 lượt doanh nghiệp, một số địa phương triển khai rất hiệu quả các hoạt động này như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Bình Dương, Quảng Ninh...

Hoạt động hỗ trợ bảo hộ, áp dụng sáng chế cũng có nhiều dấu ấn đáng ghi nhận. Chương trình phối hợp với các đơn vị tiến hành tư vấn hỗ trợ cao năng lực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp; thúc đẩy việc sử dụng, khai thác thông tin sáng chế để tránh trùng lặp trong nghiên cứu. Trong khuôn khổ Chương trình, có 71 sáng chế/giải pháp hữu ích được hỗ trợ áp dụng vào thực tiễn đời sống, khai thác thương mại.

Kết quả trong vòng 10 năm từ 2011-2020 cho thấy, số đơn sáng chế của các viện Nghiên cứu, trường đại học tăng trung bình hằng năm 52,4%, đơn GPHI 36,3%/năm; số bằng sáng chế tăng trung bình hằng năm là 65%, và số bằng sáng chế cấp cho GPHI tăng tới 195%/năm.

Có thể khẳng định, đây là Chương trình tiêu biểu được triển khai đồng bộ, hưởng ứng tích cực từ các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng, huy động được một nguồn lực lớn từ xã hội để đầu tư cho phát triển TSTT.

Tồn tại và những thách thức ở phía trước

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, đến nay, công tác bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT nói chung và Chương trình nói riêng vẫn còn một số tồn tại.

Cụ thể như, các chủ thể Việt Nam chủ yếu là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chưa có nhiều đơn đăng ký sáng chế. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mặc dù khá sôi động, nhưng chúng ta chưa có nhiều sản phẩm chứa hàm lượng trí tuệ cao.

Số lượng đối tượng SHTT, đặc biệt là sáng chế, được chuyển giao quyền chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các văn bằng bảo hộ được cấp, chứng tỏ hoạt động quản lý, khai thác TSTT chưa thực sự hiệu quả.

Các nhiệm vụ thuộc Chương trình những năm gần đây chưa có nhiều đột phá, chưa tạo ra được nhiều mô hình mẫu, điển hình để phổ biến, nhân rộng. Đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học, đơn vị tư vấn về quản trị TSTT, quản lý và phát triển TSTT chưa được phát triển như kỳ vọng cả về số lượng và chất lượng.

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí, với mục tiêu đưa SHTT thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, chương trình Phát triển TSTT đến năm 2030 cần mở ra hướng đi mới, khai thác tối đa hiệu TSTT của các chủ thể để trả lời được câu hỏi làm thế nào để đưa SHTT thực sự trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm quốc gia, chủ lực địa phương và sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ trong tâm, nổi bật của Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ. Trong giai đoạn 2011-2020, có 1.148 sản phẩm đã được hỗ trợ bảo hộ quyền SHTT trong nước. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ SHTT, người tiêu dùng đã biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến
Standard Chartered huy động đầu tư vào các hệ thống năng lượng tiên tiến

USAID sẽ hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính cho khu vực tư nhân để phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến của Việt Nam.

Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam
Venezuela mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là nông nghiệp với Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao Venezuela Tatiana Pugh Moreno khẳng định: Venezuela "rất trân trọng hình ảnh, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; hình ảnh của Bác Hồ là biểu tượng gợi nhớ đến dân tộc Việt Nam rất anh hùng, gan dạ.

Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo
Cảnh báo tình trạng xưng danh cảnh sát giao thông thông báo phạt nguội để lừa đảo

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo và thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của những đối tượng xấu.

Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy
Bắt giữ 2 đối tượng mua bán hơn 6.500 viên ma túy

Ngày 17/4, Công an TP. Sơn La chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công Chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi "Mua bán trái phép ma túy".

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH 1TV Việt Mỹ - Hạ Long
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH 1TV Việt Mỹ - Hạ Long

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh vừa ra Thông báo số 3734, 3735, 3748/TB-CTQNI ngày 16/4/2024 gửi Cục Quản lý xuất cảnh, Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

Phá chuyên án về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn
Phá chuyên án về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn

Công an TP. Hà Nội vừa thông tin kết quả ban đầu khám phá chuyên án 986H về ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn ở Hà Nội.