Cụ thể, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 256 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và 19 Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù của địa phương.

Cục Sở hữu trí tuệ cũng thường xuyên hỗ trợ công tác phát triển tài sản trí tuệ của địa phương thông qua việc góp ý các Văn kiện của Đảng, Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND các tỉnh/thành phố về phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo, đến năm 2020, có 42 tỉnh/thành phố đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; 1.148 sản phẩm OCOP được hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; 1.200 lớp tập huấn huấn cho khoảng 60.000 lượt người và 500 khóa đào tạo cho khoảng 25.000 sinh viên được tổ chức; 550 sáng chế được tư vấn, hỗ trợ và khoảng 5.000 chương trình truyền thông về tài sản trí tuệ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục triển khai Dự án Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo nhằm xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ (IP-Hub/TISC) do WIPO bảo trợ.

Trong khuôn khổ Chương trình, năm 2020 Cục Sở hữu trí tuệ sẽ triển khai 41 nhiệm vụ bảo hộ, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ, trong đó có nhiều sản phẩm chủ lực của các địa phương.

Trước đó, nhằm mục tiêu đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2020.

Minh Anh