Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ - tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm
Hòa Bình là một trong những địa phương khá chủ động tích cực và triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và các chủ thể quyền nói riêng.
Trong giai đoạn 2016-2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hòa Bình đã tham mưu UBND tỉnh ban hành hệ thống các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động SHTT, phát triển tài sản trí tuệ: Quyết định số 3157/QĐ-UBND, ngày 14/12/2016 về việc phê duyệt Đề án Phát triển KH&CN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND, ngày 11/01/2018 về việc Ban hành quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020.
Ảnh minh họa
Triển khai các chính sách hỗ trợ hoạt động SHTT nói trên, tính đến hết tháng 6/2020, tỉnh Hòa Bình có: 20 Đơn đăng ký sáng chế được nộp (5 văn bằng được cấp); 24 đơn kiểu dáng công nghiệp được nộp (11 văn bằng được cấp); 503 đơn nhãn hiệu đã nộp (228 văn bằng được cấp) và 1 chỉ dẫn địa lý đã được nộp và cấp văn bằng (Cam Cao Phong).
Bên cạnh đó, Sở KH&CN cũng chủ trì, phối hợp tổ chức 116 lượt tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, tập huấn và trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu đặc sản tỉnh Hòa Bình…
Đặc biệt, hiện nay tỉnh đang xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng tem truy xuất nguồn gốc để quản lý các sản phẩm được bảo hộ trên địa bàn như Cam Cao Phong; bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc; rau, củ, quả Lương Sơn, Yên Thủy; trà túi lọc các loại (shachi, giảo cổ lam, cao cà gai leo…), cá sông Đà Hòa Bình (cá chiên, cá lăng, cá tầm, cá trắm đen…), gà ri Lạc Sơn; gà Lạc Thủy; Cam, bưởi Mường Động. Đây là hướng đi bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về SHTT và chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, Sở KH&CN đề nghị Cục SHTT xem xét, tham mưu cho Bộ KH&CN hỗ trợ quản lý và phát triển các tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực được bảo hộ, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về SHTT.
Phát biểu tại buổi làm việc giữa Cục Sở hữu trí tuệ với Sở KH&CN tỉnh Hòa Bình mới đây, Cục trưởng Đinh Hữu Phí đánh giá cao vai trò tham mưu một cách chủ động, sáng tạo của Sở KH&CN Hòa Bình, đồng thời, bày tỏ sự ấn tượng đối với các kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó đã góp phần khẳng định vai trò, đóng góp của KH&CN nói chung và SHTT nói riêng vào sự phát triển chung của tỉnh.
Cục trưởng Cục SHTT cũng cho biết trong thời gian qua, Cục SHTT đã luôn đồng hành, phối hợp với Hòa Bình trong việc xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách, cơ chế và nhiệm vụ quản lý SHTT và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn. Cục SHTT đang xây dựng Chương trình phát triển TSTT đến năm 2030 với quan điểm “Đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội’’. Cục trưởng Đinh Hữu Phí đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đến việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về SHTT nói chung và phát triển tài sản trí tuệ nói riêng, gắn kết các hoạt động SHTT với chiến lược, kế hoạch phát triển KH-XH của tỉnh; tăng cường hỗ trợ kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân có sản phẩm được bảo hộ.
Anh Minh
Tin mới
Các bước thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động cho ô tô
Không cần đưa xe đến trung tâm đăng kiểm xếp hàng, chờ đợi… từ ngày 3/6, xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải có thể tự tra cứu thông tin và in giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định.
Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế
Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023. Theo đó, các chế độ chính sách quy định tại Nghị định, được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Thanh Hóa: Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn còn nhiều khó khăn
Với mục tiêu kiểm soát chất lượng nông sản, ổn định đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và hình thành các chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Tuy nhiên, do sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, vốn đầu tư lớn, đầu ra bấp bênh, công tác giám sát chất lượng chưa đồng bộ..., khiến quá trình xây dựng chuỗi nông sản an toàn gặp nhiều khó khăn.
Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Công an TP. Thanh Hóa vừa huy động tối đa lực lượng với nòng cốt là Đội Cảnh sát giao thông trật tự, đồng loạt ra quân xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên, học sinh điều khiển mô tô, xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
TP. Hồ Chí Minh: Có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông
5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông, với số tiền phạt hơn 291 tỷ đồng, trong đó có đến 50.439 vụ vi phạm nồng độ cồn.
Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ trao tặng 100 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai
Vừa qua, Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổ chức trao tặng 100 xe đạp cho các em học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, tỉnh Đồng Nai.
Câu chuyện thương hiệu
TPBank gửi triệu món quà may mắn tri ân khách hàng
PC Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên