Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyện điện gió hưởng giá FIT của Chính phủ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp đầu tư

Năm 2020-2021 là giai đoạn thành công đặc biệt của khu vực Tây Nguyên trong thu hút đầu tư, chỉ riêng các dự án điện gió, đã rót vào khu vực hơn 85.000 tỷ đồng.

Thế nhưng, khi thời gian dành cho các dự án này đã hết, Tây Nguyên lại là nơi tồn đọng, bất cập của dự án điện gió. Những dự án kịp hòa lưới hưởng giá FIT của Chính phủ cũng không thực sự thành công; những dự án lỡ hẹn càng trở thành gánh nặng của doanh nghiệp… bộc lộ nhiều dấu hiệu vi phạm của cách làm tắt, làm sai, đang chờ được điều tra, xử lý.

Những trụ điện gió trăm tỷ chờ rỉ sét ở Tây Nguyên
Những trụ điện gió trăm tỷ chờ rỉ sét ở Tây Nguyên.

Ông Chẩu Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Đrung 1, 2 và 3 cho biết: "Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng tại đây, đặt cược vào việc hoàn thành và đấu nối trước 31/10/2021 và bán được điện với giá 1.928 đồng/1kWh. Cuối tháng 10/2021, chỉ có vài trụ điện gió trong tổng số 89 trụ được hoàn thành. Sau ngày 31/10/2021 khi mà không có giá FIT, tiến độ thi công của doanh nghiệp chậm hơn hẳn. Bởi vì qua thời điểm giá FIT, nếu đẩy nhanh tiến độ thì càng thiệt hại hơn nên phải thi công chậm lại để giảm giá thi công”, ông Sơn giải thích.

Nhà máy điện gió Nam Bình 1, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đang gánh khoản lỗ lớn. Ông Lê Văn Tiến, Phó Giám đốc Nhà máy điện gió Nam Bình 1 phân trần: Dự án đã hoàn thành gần 1 năm nhưng đến nay cả nhà máy hơn 1.000 tỷ đồng vẫn đứng yên. “Trung bình mỗi tháng doanh nghiệp vẫn phải chi phí để hoạt động nhà máy và ước tính lỗ là 10 tỷ đồng/tháng”, ông Tiến cho hay.

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Trong các tỉnh Tây Nguyên, Gia Lai có quy mô điện gió lớn nhất với 17 dự án có tổng công suất khoảng 1.200 MW. Đến nay, các dự án điện gió ở Gia Lai cũng rơi vào tình trạng khó khăn khi có hàng trăm trụ tua bin công suất hơn 620MW tại 10 dự án bị trượt giá giá FIT.

Theo ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai thì, "doanh nghiệp điện gió tự phải xem xét lại cách thức đầu tư của mình. Năm 2020, dịch Covid-19 đã rất phức tạp. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến điện gió cũng đã được ban hành từ trước để nhà đầu tư nghiên cứu, lựa chọn. Rõ ràng nhất là cùng một điều kiện, hoàn cảnh, vẫn có dự án hoàn thiện sớm, nên những chậm trễ càng không thể đổ lỗi cho chính quyền và chính sách".

Việc quá nửa số dự án điện gió ở Tây Nguyên dang dở, dù có nguyên nhân chủ yếu từ sự non kém của nhà đầu tư và “lời ăn lỗ chịu” là quy luật của thị trường. Nhưng hơn 1/2 trong tổng số hơn 85.000 tỷ đồng vốn đầu tư bị lãng phí thì lại là vấn đề chính quyền cần quan tâm.

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: “Chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án năng lượng tái tạo. Tôi cho rằng, cần sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo các bước. Đó là, xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho đường dây. Các dự án điện mặt trời không nên quá tập trung quá lớn tại một hoặc một vài địa điểm nhằm tránh quá tải cho lưới điện. Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao đến khi đủ công suất theo yêu cầu”.

Công Huy (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.