Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia hé lộ lý do BĐS công nghiệp Việt Nam chưa thể “tăng tốc”

Theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do nhiều rào cản chưa thể tháo gỡ.

“Bến đỗ mới” nhiều tiềm năng

Các chuyên gia nhận định, sau dịch Covid-19, thị trường BĐS công nghiệp đã có những chuyển biến mới và vẫn ghi nhận tăng trưởng, trong đó, đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Trong bối cảnh các phân khúc nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng sụt giảm doanh thu trầm trọng bởi tác động tiêu cực của Covid-19, nhưng theo các đơn vị nghiên cứu, khảo sát thị trường, khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguyên nhân là bởi nhiều quốc gia đang dịch chuyển luồng đầu tư sang các thị trường thay thế, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến tiềm năng cho dòng vốn ngoại. Cùng với đó, Chính phủ đang hoàn thành nước rút cho các hiệp định thương mại tự do mới. Những lợi thế cạnh tranh này kích hoạt dòng vốn đổ vào các khu công nghiệp.

Ông Stephen Wyatt - Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường bất động sản JLL Việt Nam nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Ngân hàng Thế giới đưa ra báo cáo, kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 4,9% trong cả năm nay. Còn trong quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng thế giới đánh giá, Việt Nam vẫn đang duy trì các yếu tố cơ bản tốt, với tốc độ tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á. Yếu tố thứ hai dự báo thu hút các nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới chính là những lợi ích từ các hiệp định thương mại. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương tạo động lực bền vững cho thị trường đầu tư và bất động sản công nghiệp đang nhận được phản ứng khá tốt.

Chưa thể “tăng tốc”

Được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao môi trường đầu tư là thế, nhưng họ cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế cần khắc phục nếu muốn BĐS công nghiệp Việt Nam tăng tốc. Theo đó, khu công nghiệp phát triển mạnh nhưng cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất; hay việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng BĐS công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do nhiều rào cản chưa thể tháo gỡMặc dù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng BĐS công nghiệp Việt Nam được đánh giá vẫn chưa thể “tăng tốc” do nhiều rào cản chưa thể tháo gỡ

Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam cần phải cải thiện mức độ minh bạch cũng như đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, cải cách hành chính,… chủ động nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập, trong đó quan tâm tới các yếu tố như thương hiệu, công nghệ, môi trường, cũng như tác động đến nền kinh tế - xã hội nhằm phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.

Ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, hiện nút thắt pháp lý chính là rào cản lớn nhất cho BĐS công nghiệp. Do đó, BĐS công nghiệp cần sự vào cuộc sâu sát hơn từ phía cơ quan quản lý, tạo hành lang chính sách, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn hơn; cần ưu tiên chính sách giải tỏa, đền bù, thu hồi đất phù hợp, là cơ sở để mở rộng nguồn cung nhanh hơn, cần nhiều chính sách ưu đãi hơn cho nhà đầu tư, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để thu hút đầu tư vào BĐS công nghiệp…

Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng giám đốc Công ty Eurowindow cũng cho rằng trong nguy có cơ. Trong bối cảnh hiện nay, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay Covid-19 đều tiềm ẩn cơ hội và thách thức. Việt Nam đang chào đón xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang một cách ồ ạt tạo nên làn sóng đầu tư BĐS công nghiệp. Khẳng định đây là cơ hội lớn song vị này cũng cho rằng, thị trường luôn có sự sàng lọc tự nhiên, những doanh nghiệp BĐS làm ăn yếu kém sẽ khó “trụ" và bị loại bỏ.

Nêu quan điểm về xu hướng đón làn sóng FDI rút khỏi Trung Quốc, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cho rằng: Nhiều người nói bất động sản công nghiệp sẽ là xu thế, được hưởng lợi. Nhưng nhà nhà đua nhau làm như kiểu “trăm hoa đua nở" là rất nguy hiểm.

Theo vị này, BĐS công nghiệp không đơn thuần chỉ là đơn thuần mỗi nhà xưởng, mà phải có một quần thể, những hạ tầng đi kèm như nhà ở cho công nhân... “Không cẩn thận lúc đó lại phải đi giải cứu", ông Quyết nhận định.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chia sẻ thêm, ở nhóm BĐS công nghiệp, hiện cả nước có 550 khu công nghiệp, đang hoạt động khoảng 326, trong đó lấp đầy là khoảng 60%. Như vậy theo chuyên gia, có tình trạng “chỗ nào thừa vẫn thừa mà chỗ nào thiếu vẫn thiếu".

Trước đó, khi nhận định về cơ hội bất động sản công nghiệp trước làn sóng FDI rút khỏi Trung Quốc, chuyên gia Savills cũng từng cho biết, Việt Nam còn một số những yếu tố trong lĩnh vực công nghiệp cần được nâng cấp và cải thiện, như cơ sở hạ tầng, hậu cần, giá đất…

Sắp tới đây, ngày 19/6/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, Diễn đàn BĐS công nghiệp Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới” sẽ được tổ chức thông qua các ngôn ngữ: Tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Tại đây, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và các chuyên gia cũng sẽ tiếp tục bàn các giải pháp để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã và đang được mở rộng.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần
Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần khi nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ tư thế giới Fortescue cho biết các lô hàng trong năm nay có thể sẽ ở mức thấp hơn dự báo sau khi sự gián đoạn ảnh hưởng đến nguồn cung tại các mỏ ở Tây Úc.