Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024

Về tiềm năng phát triển, thị trường phân phối của Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn khi thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, tầng lớp trung lưu đang tăng rất nhanh, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực, trên 70%.

PGS.TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, phải tạo ra đột phá, cú huých mạnh cho chương trình kích cầu tiêu dùng, tạo nên khí thế mới, niềm tin mới.

Ảnh internet.
Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.

“Nên nhìn vào khía cạnh khó khăn để coi như 1 cơ hội. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước lúc này cần phải theo những giải pháp đặc biệt, không phải là giải pháp tháo gỡ thông thường. Từ giờ cho đến cuối năm và sang năm 2024 phải quan tâm đến thị trường trong nước như là một lực lượng để bảo đảm cho nền kinh tế có nền tảng phát triển vững chắc”, PGS.TS Trần Đình Thiên khuyến nghị.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương phân tích: Thị trường nội địa tiếp tục trở thành bệ đỡ cho sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân và được người dân đón nhận. “Thị trường nội địa luôn luôn là bệ đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mọi tình huống. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, thị trường trong nước cần phải được đẩy mạnh hơn nữa bằng những chương trình kích cầu một cách hiệu quả, thiết thực để đẩy mạnh được tiêu thụ hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người dân”, bà Nga nói.

Hiện nay, tại Việt Nam, trung bình cứ 100 nghìn dân thì cần có 1 đại siêu thị và 1 trung tâm thương mại, cứ 10 nghìn dân cần 1 siêu thị cỡ trung bình, còn 1 nghìn dân cần 1 - 3 cửa hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, chi tiêu hộ gia đình dự báo tăng trung bình 10,5%/năm, lên mức 714 USD/tháng năm 2020...

Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.
Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.

Về tiềm năng phát triển, thị trường phân phối của Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn khi thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, tầng lớp trung lưu đang tăng rất nhanh, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực, trên 70%.

Đây là những yếu tố tiềm năng và là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phân phối của Việt Nam có thể mở rộng thị phần và có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Ông Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch VCCI cho rằng: “Khi doanh nghiệp gặp khó về thị trường tiêu thụ, thì việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ là hành động thiết thực hậu thuẫn cho doanh nghiệp Việt. Gói kích cầu lớn nhất chính là tình yêu nước, yêu doanh nghiệp Việt của người tiêu dùng Việt trong bối cảnh khó khăn hiện nay”.

Nhìn nhận về năm 2024, TS. Trần Du Lịch cho rằng, với những kết quả trên, "cỗ xe tứ mã" sẽ cải thiện hơn. Nhưng với thị trường nội địa, cần kích cầu như thế nào? "Tôi cho rằng đã đến lúc phải khai thác được thị trường nội địa. Đây là trọng tâm cân đối với chính sách nền kinh tế hướng về xuất khẩu và củng cố nội lực", ông Trần Du Lịch nêu quan điểm.

Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.
Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.

TS. Trần Du Lịch đề xuất, Quốc hội đã quyết kéo dài chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. Nhiều kiến nghị giảm thêm để tăng hiệu quả kích cầu. Giảm thuế giá trị gia tăng là công cụ quan trọng, giảm nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách nhưng nếu tăng được sức mua của thị trường nội địa thì cũng nên tính toán kỹ.

Các ngân hàng cần tiếp tục mở rộng tín dụng tiêu dùng, rà lại toàn bộ tín dụng cho người mua bất động sản. Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội tiếp tục triển khai sẽ kích cầu toàn diện.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn khẳng định, kích cầu tiêu dùng nội địa lúc này là giải pháp thiết thực nhất. Đặc biệt là gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hướng vào các doanh nghiệp nội địa. Cần chính sách gắn khuyến khích tiêu dùng trong nước với sản xuất trong nước, thì hệ số nhân tài khóa mới lan tỏa.

Về chính sách thuế, theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, khuyến khích "người Việt Nam dùng hàng Việt" cần thực chất bằng chính sách thuế. Việc giảm từ 10 xuống 8% là cần thiết, vì thuế giá trị gia tăng lan tỏa rất mạnh trong các lĩnh vực. Có điều, chính sách thuế cần giảm với lộ trình đủ dài, như trong 02 năm, thay vì giảm từng lần 06 tháng sẽ khó tạo động lực cho thị trường. Bởi người dân chi tiêu còn phụ thuộc vào thu nhập dự kiến trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.
Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: Tiêu dùng nội địa là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Ảnh internet.

Ngoài ra, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Bởi thuế thu nhập cá nhân đã lạc hậu. Cần đồng bộ, dứt khoát, mạnh mẽ các giải pháp.

Cùng với đó, cần phát triển hệ thống phân phối và tiêu dùng nội địa. Nếu không nắm được hệ thống phân phối trong nước sẽ mất nền sản xuất trong nước. Bản thân nhà phân phối của Việt Nam phải chủ động giữ sân nhà, vì thông qua hệ thống phân phối đó, hàng Việt mới có thể đi vào thị trường, thậm chí mở rộng ra các thị trường lân cận.

Tại kỳ họp cuối năm vừa qua, Quốc hội Việt Nam cũng thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với quyết nghị tăng trưởng GDP ở mức 6% đến 6,5%, mức tăng trưởng cao trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong triển khai các chính sách phát triển năm 2024.

Theo đánh giá của chuyên gia, để đạt mức tăng trưởng GDP ở mức cao trong năm 2024, thì cầu trong nước, tức là tiêu dùng nội địa vẫn sẽ là động lực quan trọng nhất. Đồng thời, để thúc đẩy sản xuất, phải khắc phục ngay những vấn đề bức xúc, quy định bất hợp lý mà cộng đồng doanh nghiệp đã phản ánh.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.

Thêm gần 130 km đường cao tốc Bắc-Nam được đưa vào khai thác
Thêm gần 130 km đường cao tốc Bắc-Nam được đưa vào khai thác

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) là hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 – 2020. Hai dự án khánh thành và thông xe nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.