Đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với dự kiến tuyển sinh 73 mã ngành cho 89 chương trình (trong đó, có hai chương trình mới là Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế).

Cụ thể, nhà trường dự kiến xét tuyển 1 đợt/năm, trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 8/2025 và sẽ có thông báo riêng để thí sinh, phụ huynh được biết. Theo đề án mới công bố, năm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh là: Xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp.

Đại học Kinh tế quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh là: xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp.
Năm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh là: xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp

- Đối với xét tuyển thẳng được áp dụng với học sinh thuộc một trong các nhóm: Là diện chính sách, được tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; đạt giải Ba trở lên trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia; giải Nhất trở lên trong kỳ thi khoa học kỹ thuật quốc gia.

- Đối với xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 tổ hợp, gồm A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, tiếng Anh), D01 (toán, văn, tiếng Anh), D07 (toán, hóa, tiếng Anh); không có sự chênh lệch giữa các tổ hợp xét tuyển. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) giữ nguyên so với năm trước, ở mức 20 điểm, đã bao gồm điểm ưu tiên. Những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nhưng không dùng sẽ được cộng 1 - 2 điểm khi đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.

- Đối với xét tuyển kết hợp (theo đề án tuyển sinh của trường), dành cho ba nhóm thí sinh. Nhóm 1 là những em có chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200/1600 hoặc ACT 26/36 trở lên. Nhóm 2 dành cho thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (HAS), ĐH Quốc gia TP.HCM (APT), đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; trong đó tối thiểu 85/150 HSA, 700/1200 APT hoặc 60/100 TSA. Các em có thể xét tuyển độc lập kết quả thi hoặc kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS từ 5.5, TOEFL iBT 46 trở lên. Nhóm 3 là thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh kết hợp với điểm thi tốt nghiệp môn toán và một môn khác. Điều kiện về chứng chỉ tương tự nhóm 2.

Như vậy, tính đến thời điểm này đã có 36 trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2025. Bao gồm:

Trong đó, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường đại học Y Dược đầu tiên công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025.

Theo đó, nhà trường điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành như Y học cổ truyền, tăng 20 % so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024; Điều dưỡng, tăng 10% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024. Dược học, tăng 30% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm ngoái. Các ngành còn lại không tăng chỉ tiêu.

Nhà trường thực hiện 6 phương thức xét tuyển trong năm 2025, bao gồm: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Sử dụng phương thức khác.

Như vậy so với năm 2024, chỉ 3 phương thức xét tuyển (xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển thẳng; Ưu tiên xét tuyển), Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng thêm 3 phương thức xét tuyển.

PV (t/h)