Đoàn sinh viên quốc tế của chương trình Học kỳ trên biển - Semester at Sea năm 2019 bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến dây chuyền sản xuất Aseptic hiện đại của Tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chuyến tham quan được các sinh viên kỳ vọng rất lớn bởi sau khi được giáo sư Gail Ayala Taylor yêu cầu đọc ba chương trong cuốn sách Competing with Giants (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ) của tác giả Trần Uyên Phương mà nhà xuất bản Forbesbooks phát hành hồi đầu tháng 9 năm nay tại New Yorks để làm bài tiểu luận, các sinh viên trên tàu đã háo hức muốn tham quan và lắng nghe ban lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ về công việc thực tế.
Các sinh viên đã có những giây phút hào hứng bên những chai Trà xanh Không độ vừa qua công đoạn tròng nhãn chai
Ngay sau khi tàu cập cảng ở TP.HCM, đoàn sinh viên quốc tế gần 30 người đã dành trọn một ngày để trải nghiệm thực tế các hoạt động như tham quan dây chuyền Aseptic của nhà máy sản xuất nước giải khát, nhận được chia sẻ kinh nghiệm thực tế về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quản lý nhãn hàng và các tình huống kinh doanh điển hình (case study) đã được cuốn sách tiếng Anh Competing with Giants của tác giả Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhắc đến.
Ông Stefan Reicherstorfer - Giám đốc khối Marketing chia sẻ về doạt động marketing và việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, quản lý nhãn hàng tại Tân Hiệp Phát
Tham gia cùng đoàn là chuyên gia kinh tế người Mỹ John Kador. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Competing with Giants” (tạm dịch: Vượt lên người khổng lồ), cho biết ông tự hào khi được kết hợp cùng tác giả chính Trần Uyên Phương trong cuốn sách này bởi chủ đề của cuốn sách phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay khi toàn cầu hóa tiếp tục là nguồn gốc và là mối quan tâm của sự tranh luận cách quản lý và cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hóa.
Các sinh viên dùng thử sản phẩm và chia sẻ cảm nhận với ông Stefan Reicherstorfer
Sau chuyến trải nghiệm này, các sinh viên trong đoàn cho biết họ ấn tượng trước quy mô sản xuất lớn và hiện đại ở dây chuyền sản xuất Aseptic của nhà máy nước giải khát thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Giáo sư Gail Ayala Taylor, Tuck School of Business, người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm giảng dạy và chuyến đi này là Học kỳ trên biển thứ hai mà bà tham gia, cho biết khóa đào tạo trên tàu của bà là về nghiên cứu marketing, gồm nghiên cứu mục tiêu marketing, hành vi người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu tiếp thị và phân khúc thị trường.
Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, tác giả quyển sách tiếng Anh Competing with Giants giao lưu với đoàn sinh viên quốc tế Semester At Sea
“Chuyến tham quan và chia sẻ kinh nghiệm từ các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Tân Hiệp phát như Phó tổng giám đốc Trần Uyên Phương hay Giám đốc khối Marketing Stefan Reicherstorfer đã giúp các sinh viên quốc tế có cơ hội nhìn thấy việc áp dụng các khái niệm mà tôi giảng dạy trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam, cho phép họ hiểu rõ hơn về tiếp thị trong ngành công nghiệp nước giải khát và hơn thế nữa”, Giáo sư Gail Ayala Taylor chia sẻ.
Học kỳ trên biển - Semester at Sea là một chương trình nghiên cứu ở nước ngoài dành cho sinh viên quốc tế, được thành lập vào năm 1963. Năm nay, chương trình Semester at Sea được bắt đầu từ tháng 9 tại Hamburg, Đức và đến Việt Nam vào giữa tháng 11. Trước khi đến Việt Nam, đoàn 450 sinh viên trên tàu đã đến thăm Đức, Tây Ban Nha, Ghana, Nam Phi, Mauritius, Ấn Độ và Myanmar. Sau Việt Nam, tàu sẽ tiếp tục sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hawaii và kết thúc tại San Diego, Hoa Kỳ. Ở mỗi quốc gia tàu đến thăm, sinh viên sẽ thực hiện các công việc thực địa được kết nối với các khóa học của họ trên tàu.
Trong suốt lịch sử của chương trình, gần 63.000 sinh viên từ hơn 1.500 trường cao đẳng và đại học toàn Hoa Kỳ đã tham gia. Trong thời gian ở trên biển, các sinh viên được tham gia nhiều khóa học và môn học khác nhau. Các nhân vật thế giới như Nelson Mandela , Mẹ Teresa , Desmond Tutu và Fidel Castro đều đã gặp gỡ những người tham gia chương trình vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử.
Mộc Anh