Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Được biết, các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa sẽ thực hiện trên sông Đà (Hòa Bình), khối lượng dự kiến 140.000m³; Sông Đồng Nai, 80.000m³; sông Tiền (Tiền Giang và Vĩnh Long), 335.000m³; Sông Đồng Nai (Đồng Nai và Bình Dương), 50.000m³; Sông Gành Hào (Bạc Liêu và Cà Mau), 70.000m³; Sông Sài Gòn (Bình Dương và Tây Ninh), 50.000m³. 

Theo quy định, UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc địa phận địa giới hành chính địa phương quản lý. Trường hợp dự án thuộc phạm vi 2 địa phương, Bộ GTVT giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm việc, thống nhất với các địa phương, báo cáo Bộ GTVT xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư dự án xã hội hóa nạo vét đường thủy phải tạm dừng để chờ hoàn thiện cơ chế, chính sách sau khi nảy sinh nhiều bất cập. Một số nhà đầu tư đã khai thác cát trái phép ngoài dự án, khai thác hơn độ sâu thiết kế được duyệt, xuất hiện “cát tặc” trá hình đơn vị thi công… gây bức xúc dư luận.

Bộ GTVT cho biết đây là các dự án xã hội hóa đầu tiên được triển khai theo Nghị định 159/2018 của Chính phủ về quản lý nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Thùy Linh