Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cộng đồng người Việt ở Romania gìn giữ gốc rễ văn hóa quê nhà

Giao tiếp bằng tiếng Việt, sum vầy ngày lễ, tết truyền thống chính là con đường ngắn nhất để gìn giữ văn hóa Việt.

Bữa cơm tại nhà bà Phương và ông Điệp hôm nay náo nhiệt hơn thường lệ vì có khách từ Việt Nam tới thăm. Chính bà Phương và các chị em ở CLB phụ nữ người Việt ở Bucharest tự tay vào bếp nấu những món ăn Việt Nam đãi khách. Thực đơn có canh mùng tơi nấu tôm, cà pháo muối, chả giò… những thứ mà tưởng như chỉ ở Việt Nam mới có.

Những câu chuyện thời sự chính trị - kinh tế từ quê nhà là chủ đề của những người đàn ông trong gia đình và dường như trong căn nhà ấy không ai nghĩ lại cách xa Việt Nam đến nửa vòng trái đất, bởi mọi chuyện ở quê nhà họ đều nắm bắt và thông thạo.

Cộng đồng người Việt ở Romania gìn giữ gốc rễ văn hóa quê nhà - Hình 1

Bữa cơm gia đình tại nhà ông Điệp-bà Phương

Bà Nguyễn Thị Phương, chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Romania chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức cho chị em tham gia các hoạt động của sứ quán, để chị em được gần gũi, quây quần bên nhau, để họ cảm thấy được sống tình cảm ấm áp như ở quê hương. Chị em cùng chung tay với sứ quán, với Hội người Việt tổ chức nhiều hoạt động, tham gia quảng bá về hình ảnh quê hương thông qua ẩm thực, văn hóa văn nghệ.”

Ba thế hệ sinh ra và lớn lên ở Bucharest ngót nghét gần 30 năm như ông Điệp-bà Phương không phải hiếm. Họ vẫn giữ được nếp sống của người Việt nơi quê nhà là cùng con cháu quây quần bên mâm cơm vào mỗi tối, vẫn giữ nếp nhà xưa, phong tục cúng giỗ tổ tiên và tụ họp ngày lễ, tết.

“Tôi gần như là thế hệ thứ nhất sang Romania sinh sống làm ăn, sau đó đưa con em, các cháu từ Việt Nam sang thành các cụm gia đình”, ông Nguyễn Duy Điệp tâm sự.  “Chính vì thế, cộng đồng ở đây luôn coi nhau như hàng xóm láng giềng rất thân thiết, tắt lửa tối đèn có nhau. Nếu có gia đình nào có việc thì mọi người đều tới chia sẻ vui buồn, rất tình cảm. Đây chính nét đặc biệt của người Việt mình tại Romania”.

Năm nay đã gần 70 tuổi, bồi hồi nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến Romania, có cuộc gặp gỡ đầy lãng mạn với bà Phương là vợ ông bây giờ, sinh con rồi có cháu nội. 30 năm lang bạt xứ người, những nốt thăng trầm trong cuộc mưu sinh ông đều nếm trải. Nhưng với ông Điệp hay như với mọi thành viên trong gia đình, quê hương bao giờ cũng là “chùm khế ngọt” với ước mơ đau đáu hướng về. Chính vì thế, giữ gìn văn hóa Việt Nam cho con cháu chính là giữ lại gốc rễ, nguồn cội của mỗi gia đình.

Cộng đồng người Việt ở Romania gìn giữ gốc rễ văn hóa quê nhà - Hình 2

Bé Yến Vy được sinh ra và lớn lên ở Bucharest nhưng em nói và hát rất rõ tiếng Việt

Cháu nội của ông Điệp, bà Phương mới 4 tuổi nhưng nói và hát tiếng Việt rất sõi. Trong căn nhà dẫu 3 thế hệ cùng chung sống ở Bucharest, tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chủ đạo. Những đứa trẻ thế hệ thứ 3 được sinh ra ở đây đều được theo học khóa học tiếng Việt vào dịp nghỉ hè, điều này khiến các em vô cùng thích thú.

Không chỉ đến học tiếng Việt, các mẹ, các cô chú trong Hội người Việt còn tổ chức thường xuyên các buổi giao lưu văn nghệ, giới thiệu ẩm thực Việt để các con cùng tham gia. Bé Trần Yến Vy được tham gia các tiết mục văn nghệ của cô Phạm Hồng Duyên đạo diễn, chuẩn bị cho dịp tết nguyên đán Mậu Tuất sắp tới phấn khởi lắm. “Tụi con thích được tập văn nghệ, tập múa lân và được mặc trang phục truyền thông đón tết. Năm nào các mẹ, các cô cũng tổ chức Tết cộng đồng vui lắm ạ!” – bé Yến Vy kể.

Cộng đồng người Việt ở Romania gìn giữ gốc rễ văn hóa quê nhà - Hình 3

Chị Phạm Hồng Duyên luyện tập tiết mục văn nghệ cho các em để chuẩn bị đón tết nguyên đán Mậu Tuất cổ truyền.

So với nhiều nước khác, cộng đồng Việt Nam ở Romania chỉ khoảng hơn 500 người và tất cả đều là người lao động sinh sống hợp pháp, được Chính phủ nước sở tại công nhận. Cũng chính vì cộng đồng nhỏ, nên ai cũng muốn gắn kết với cộng đồng. Họ tìm thấy hình ảnh quê nhà, tình làng nghĩa xóm, tình anh em bè bạn qua các hoạt động của cộng đồng mà trong văn hóa phương Tây khó có thể tìm thấy.

“Chúng tôi rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, bà con ở đây có sự gắn bó rất mật thiết với Đại sứ quán Việt Nam, coi đó là ngôi nhà chung. Chúng tôi cùng với Đại sứ quán tổ chức tất cả các sự kiện lớn của đất nước với sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của bà con” -  anh Điện Văn Hùng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Romania cho biết.

Kết nối bà con kiều bào với đất nước thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, mỗi cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đều nêu cao vai trò của mình, gắn kết cộng đồng kiều bào bằng những hoạt động chung của sứ quán.

Cộng đồng người Việt ở Romania gìn giữ gốc rễ văn hóa quê nhà - Hình 4

Buổi trò chuyện với Cộng đồng người Việt Nam tại Romania

Đại sứ Việt Nam tại Romania Trần Thành Công chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng tâm huyết của một người làm cơ quan đại diện không chỉ riêng tôi mà với tất cả các cơ quan đại diện khác đều đặt vai trò quan trọng của công tác cộng đồng”.

Chính vì thế, tại Romania, cộng đồng là một bộ phận không thể tách rời của sứ quán, từ hoạt động quần chúng cho đến các hoạt động đối ngoại đều có sự chung tay chia sẻ của cộng đồng người Việt.

“Đại sứ quán cũng luôn mở rộng cửa để dành chỗ cho bà con sinh hoạt, vào các ngày lễ, tết, hội họp. Cộng đồng ở đây tuy không đông nhưng lại đoàn kết và biết chia sẻ tất cả các hoạt động với cơ quan đại diện trong mọi hoạt động” – ông Công nói.

Điều đáng mừng là các thế hệ người Việt sau này tại Romania đều trưởng thành hơn, có học vị, học thức nhưng các em, các cháu đều hướng về cội nguồn, yêu quý và cùng gìn giữ văn hóa Việt với ông bà, cha mẹ. 

Người con trai đầu tiên của ông Nguyễn Văn Tới nằm trong số những đứa trẻ thế hệ thứ 2 sinh ra tại Bucharest. Dù học ở Anh, nói sành sỏi nhiều ngoại ngữ, phong cách “rất Tây” nhưng cậu lại mê những thứ thuộc về giá trị Việt. Điều mà vợ chồng ông Tới quan tâm chính là luôn để con ghi nhớ mình mang dòng máu Việt. Gia đình ông đặt ra một quy tắc là luôn nói tiếng Việt trong nhà.

 “Ngoài việc đầu tư cho con cái một cách tốt nhất thì tôi vẫn muốn con giữ được văn hóa của người Việt. Giữ bằng cách gì? Chỉ có thể cố gắng giao tiếp với con cái bằng tiếng Việt, giữ những nét truyền thống của ông bà tổ tiên ngay trong chính gia đình. Cố gắng ý thức duy trì cộng đồng. Mình ở đây sống theo xã hội của họ nhưng vẫn phải có gốc của mình. Đã là người Việt phải giữ truyền thống, văn hóa, tâm linh để mình gắn kết lại với nhau”- ông Nguyễn Văn Tới nói,

Ông Tới nghĩ đơn giản rằng ngày giỗ, ngày Tết, mọi thành viên trong gia đình sẽ tập trung quây quần, trò chuyện, để ông bà, bố mẹ và con cháu cùng thưởng thức “ẩm thực Việt”. Nói và hát tiếng Việt cùng nhau trong không gian gia đình ấm cúng chính là con đường đến với văn hóa Việt ngắn và dễ dàng nhất./.

Nhóm PV/VOV

Bài liên quan

Tin mới

Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương
Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương

Cầu ngói chợ Lương là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, 2 công trình cầu ngói – chùa Lương (Hải Hậu, Nam Định) làm nên một quần thể di tích nổi tiếng miền Bắc. Lễ hội chùa Lương được tổ chức hàng năm từ ngày 13/03 - 16/03 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn vĩ đại của tứ tổ: Vũ Chi, Trần Vũ, Phạm Cập, Hoàng Gia và các bậc tiền nhân đã có công khai hoang, mở đất lấn biển, hình thành lên huyện Hải Hậu ngày nay.

4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm
4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm

Chiều nay, VN-Index có phiên thứ tư liên tiếp giảm điểm (giảm cả tuần). Trong số 4 phiên giảm điểm này, chỉ số VN-Index đã giảm 101,75 điểm.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ
Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm, từ ngày 20/3 đến 23/3 âm lịch. Năm nay, Lễ hội được tổ chức từ ngày 28/4/2024 đến 1/5/2024 (từ 20/3 đến 23/3 âm lịch Giáp Thìn), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, đường 2/4, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela
Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela

Tổng thống Venezuela Maduro Moros nhấn mạnh Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela; khẳng định sẽ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương của Venezuela để sớm đàm phán văn kiện hợp tác và triển khai các dự án cụ thể với Việt Nam; cam kết tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Venezuela.

Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?
Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đã đem lại nhiều thuận lợi cũng như cả những phiền toái như "tiền mất tật mang" cho người tiêu dùng. Theo đó, có nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, nên vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.