1. Có phải lập bản kê lâm sản khi công ty có sở hữu nguyên liệu gỗ đầu vào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT, đối tượng lập Bảng kê lâm sản bao gồm:

(i) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác.

(ii) Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản.

(iii) Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản.

(iv) Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNN, chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu hợp pháp đối với lâm sản theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công ty sản xuất đồ gỗ nội thất có sở hữu nguyên liệu gỗ đầu vào được xem là chủ lâm sản. Khi đó, chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác.

Như vậy, công ty sản xuất đồ gỗ nội thất có sở hữu nguyên liệu gỗ đầu vào phải lập bảng kê lâm sản.

Hồ sơ thực hiện thủ tục mua quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024]
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang)

bảng kê lâm sản

Công ty sản xuất đồ gỗ nội thất có sở hữu nguyên liệu gỗ đầu vào phải lập bảng kê lâm sản (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Những loại lâm sản nào phải xác nhận bảng kê lâm sản?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT), lâm sản phải xác nhận Bảng kê lâm sản, gồm:

(i) Gỗ loài thông thường khai thác từ rừng tự nhiên.

(ii) Lâm sản sau xử lý tịch thu.

(iii) Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật thuộc Phụ lục CITES.

(iv) Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản.

(v) Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản (i), (ii), (iii), (iv) nêu trên theo đề nghị của chủ lâm sản.

Lưu ý: Gỗ của doanh nghiệp được phân loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác nhận Bảng kê lâm sản, trừ trường hợp doanh nghiệp đề nghị xác nhận theo khoản (v) Mục này.

(Khoản 4 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT)

3. Tổng hợp mẫu các bảng kê lâm sản mới nhất năm 2024

Mẫu số 01 - Bảng kê lâm sản áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, cây thân gỗ ban hành kèm Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN.

Mẫu số 02 - Bảng kê lâm sản đối với sản phẩm gỗ ban hành kèm Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN.

Mẫu số 03 - Bảng kê lâm sản áp dụng đối với thực vật rừng ngoài gỗ; bộ phận, dẫn xuất của thực vật rừng ngoài gỗ ban hành kèm Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN.

Mẫu số 04: Bảng kê lâm sản áp dụng đối với động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng ban hành kèm Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT.

Mẫu số 05: Bảng kê lâm sản áp dụng đối với trường hợp lâm sản là tang vật vụ vi phạm ban hành kèm Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN.

Điều 3. Giải thích từ ngữ - Thông tư 26/2022/TT-BNNPTN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT):

.2. Gỗ tròn là gỗ nguyên khai, còn nguyên hình dạng sau khai thác chưa cắt khúc hoặc đã cắt khúc, gỗ bóc vỏ, gỗ lóc lõi (chỉ còn phần gỗ lõi) có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên;

b) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên;

c) Gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên và chiều dài từ 01 m trở lên.

3. Gỗ xẻ, gỗ đẽo là gỗ đã bị tác động thành gỗ có hình dạng thanh, tấm, hộp, tròn, khối trụ đa giác hoặc hình thù khác, trừ trường hợp gỗ bóc vỏ.

4. Thực vật rừng ngoài gỗ, bao gồm: Các loại thuộc họ song, mây, tre, nứa, cau, dừa, sim, mua; thực vật rừng thân thảo; nấm, củi, dẫn xuất, bộ phận khác của cây gỗ.

...

8. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh là sản phẩm chế biến từ gỗ được lắp ráp đầy đủ các bộ phận theo công dụng của sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm đó, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm.

Thủy Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)