Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công ty TNHH Hệ thống thiết bị UWM Việt Nam có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh

Bộ Tư lệnh Hải quân có quyết định số 19104/QĐ-BTL về việc phê duyệt kết quả LCNT gói thầu mua sắm xe nâng, đơn vị trúng thầu Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC. Ngay sau đó, Công ty TNHH hệ thống thiết bị UMW (Việt Nam) đã có phản ánh về tính trung thực của nhà thầu trúng thầu.

Ngày 09/11/2021, Bộ Tham mưu – Bộ Tư lệnh Hải quân có thông báo mời thầu: E-TBMT số 20211128202 về gói thầu mua sắm xe nâng. Theo đó, Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC trúng thầu với giá 1.285.900.000 đồng (dự toán 1.980.000.000 đồng), thời gian thực hiện hợp đồng 120 ngày. Nhà thầu bị loại Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng Đình Vũ với giá dự thầu 1.976.850.000 đồng.

Ngay khi Bộ Tư lệnh Hải quân công bố kết quả lựa chọn nhà thầu, thì ngày 24/12/2021 bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng phòng Kinh doanh  CN Bắc Ninh của Công ty TNHH hệ thống thiếu bị UMW (Việt Nam) đã gửi thư thông báo đến Phòng Kế hoạch và đầu tư – Bộ Tư lệnh Hải quân về việc phát hiện hoạt động thương mại của công ty TNHH Sản xất & Thương mại PLC (PLC PRO CO.,LTD) có những dấu hiệu thiếu trung thực nhưng không nêu rõ dấu hiệu sai phạm, cũng không có bằng chứng kèm theo. Với nội dung:

“Chúng tôi là Nhà phân phối chính thức được ủy quyền phân phối chính hãng các sản phẩm xe nâng Toyota tại thị trường Việt Nam theo số tham chiếu của chúng tôi: L16J130 của tập đoàn Toyota do ông Yui Yokeo (Giám đốc tập đoàn khu vực Châu Á/ Châu Đại Dương) Điều hành Kinh doanh TMHI bộ phận kinh doanh và Marketing quốc tế Tập đoàn Công nghiệp Toyota ký ngày 31/05/2016. Công ty chúng tôi xin trân trọng thông báo: Sau khi ký 01 hợp đồng mua bán duy nhất với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại PLC (PLC PRO CO.,LTD) có những dấu hiệu thiếu trung thực nên sau đơn hàng đó chúng tôi không cung cấp bất cứ giấy ủy quyền cũng như không cung cấp hàng hóa hay bất cứ dịch vụ nào cho Công ty Thương mại PLC (PLC PRO CO.,LTD) và 02 công ty thành viên là: -Công ty TNHH UFO Việt Nam (UFO VIỆT NAM CO.,LTD);  Công ty cổ phần Máy Xây dựng PLC (PLC Corp)”.

 Thư thông báo của Công ty TNHH hệ thống thiếu bị UMW (Việt Nam) do bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng phòng kinh doanh CN Bắc Ninh gửi đến Phòng Kế hoạch và đầu tư – Bộ Tư lệnh Hải quân

Ngày 30/12/2021, Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC, gửi đơn kiến nghị làm rõ sự việc Công ty UMW xúc phạm uy tín, danh dự của nhà thầu Số 93/CV – PLC tới Ban biên tập Thương hiệu & Công luận. Với nội dung: “…Trong văn bản định kèm của UMW mà Bộ Tham mưu – Bộ Tư lệnh Hải quân gửi cho chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy: Công ty UMW đang vu khống chúng tôi với chủ đầu tư như “Không trung thực”. Với ý đồ hạ uy tín của chúng tôi với chủ đầu tư. Văn bản trên của UMW, đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và danh dự của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên, cũng như đối tác của chúng tôi đang làm việc. Khi ảnh hưởng tới uy tín, sẽ kéo theo thiệt hại về tài chính (nếu sự việc trên không được giải quyết minh bạch)." 

Trong đơn gửi đến Thương hiệu & Công luận còn ghi: "Thực tế, chúng tôi được UMW báo giá. Chúng tôi có thể mua trực tiếp hoặc gián tiếp các sản phẩm xe nâng Toyota với UMW. Không gây thiệt hại hay ảnh hưởng tới UMW. Hiện tại Chính phủ đang yêu cầu minh bạch hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực khi dịch bện Covide -19 ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn chia sẻ khó khăn trong dịch bệnh Covid-19 với các khách hàng, đối tác: Bằng cách mang đến dịch vụ tốt nhất và giá bán thấp nhất cho cùng một sản phẩm thương hiệu…”

 

Trước thông tin phản ánh của doanh nghiệp PLC, PV Thương hiệu & Công luận đã liên hệ với Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng phòng Kinh doanh CN Bắc Ninh của Công ty TNHH hệ thống thiết bị UMW (Việt Nam), người ký thông báo gửi Bộ Tư lệnh Hải quân, để đặt lịch làm việc nhưng thay vì hợp tác, người này luôn tỏ thái độ, gây khó dễ với PV, né tránh việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí. Luôn đòi hỏi giấy giới thiệu để lên làm việc với Tòa soạn nhưng lại không cho PV gửi giấy giới thiệu đến Công ty TNHH hệ thống thiết bị UMW (Việt Nam) với lý do: “Chị nói thật là chị sợ những người đến Công ty chị lắm, nếu như mà là Công ty PLC nói thật là chị không tin tưởng Công ty đấy nói thẳng ra như thế thế nên đừng đến Công ty chị làm phiền…”.

Trao đổi của bà Hằng với PV Thương hiệu & Công luận trái với quy định của pháp luật Báo chí. Bởi, khi tòa soạn nhận được thông tin liên quan đến thương hiệu UMW, thương hiệu xe nâng Toyota của Nhật Bản, vì muốn có thông tin khách quan, nhiều chiều và thận trọng nên tòa soạn đã cử PV liên hệ với đại diện UMW, người trực tiếp ký thông báo đến nhà đầu tư để đặt lịch làm việc. Thay vì hợp tác thì bà Hằng lại rất khó chịu với PV. Chúng tôi nghĩ rằng, thương hiệu của xe nâng Toyota của Nhật Bản được hình thành từ trí tuệ của người Nhật, bà Hằng chỉ đại diện bán hàng nhưng lại trao đổi với cơ quan báo chí như thể Công ty, thương hiệu của mình sở hữu, xem ra chưa đúng với chức năng, nhiệm vụ là nhà phân phối, bán hàng cho thương hiệu xe nâng UMW vậy. Ngay trong thông báo gửi Bộ Tư lệnh Hải quân, bà Hằng cũng khẳng định: "Chúng tôi là Nhà phân phối chính thức được ủy quyền phân phối chính hãng các sản phẩm xe nâng Toyota tại thị trường Việt Nam..." Chúng tôi cũng gửi lại những thông tin trên đến hãng xe nâng Toyota Nhật Bản để biết, nhà phân phối của họ đã tiến hành giải quyết và xử lý việc bán sản phẩm của hãng, của thương hiệu mình gây dựng như thế nào?

Ngoài lý do bà Nguyễn Thị Thúy Hằng đưa ra, liệu còn những nguyên nhân nào nữa hay không? Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin mới nhất về vụ việc có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của Công ty TNHH hệ thống thiết bị UMW (Việt Nam).

 

Theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018, cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành vi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

-Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

-Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể ở đây là hành vi cung cấp thông tin không trung thức về doanh nghiệp khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

-Mục đích: nhằm làm cho doanh nghiệp này mất uy tín, kéo theo đó mất khách hàng và thu hẹp thị phần là những thiệt hại khó lường đối với bên bị cạnh tranh xấu bằng con đường như vậy.

Hoàng Thăng - Lê Pháp

(Còn nữa)

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.