Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “CRM là gì? ERP là gì? CRM và ERP giúp gì cho doanh nghiệp?”. Tuy nhiên, những nội dung khái niệm này chỉ mang tính chất tham khảo.

1. CRM là gì? ERP là gì?

1.1. CRM là gì?

CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management là một hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (phần mềm quản lý khách hàng). Mục tiêu chính của CRM là cải thiện mối quan hệ với khách hàng, tăng cường sự hài lòng và giữ chân khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các tính năng thường thấy trong hệ thống CRM bao gồm:

- Quản lý thông tin khách hàng: Lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng.

- Tự động hóa quy trình bán hàng: Hỗ trợ theo dõi cơ hội bán hàng và quản lý quy trình bán hàng.

- Phân tích và báo cáo: Cung cấp thông tin chi tiết về hành vi khách hàng và hiệu suất bán hàng.

- Tiếp thị và chiến dịch: Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị.

1.2. ERP là gì?

ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, giúp quản lý tổng thể doanh nghiệp. Mục tiêu của ERP là cải thiện hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và cung cấp thông tin chính xác để hỗ trợ quyết định. Các chức năng chính của hệ thống ERP bao gồm:

- Quản lý tài chính: Theo dõi và quản lý các giao dịch tài chính, kế toán và báo cáo tài chính.

- Quản lý chuỗi cung ứng: Theo dõi quy trình sản xuất, tồn kho và phân phối hàng hóa.

- Quản lý nhân sự: Quản lý thông tin nhân viên, tiền lương, tuyển dụng và đào tạo.

- Quản lý bán hàng và tiếp thị: Hỗ trợ quy trình bán hàng, quản lý khách hàng và phân tích dữ liệu tiếp thị.

- Quản lý dự án: Theo dõi tiến độ và ngân sách của các dự án.

Tiện ích tra cứu MST và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới)
Toàn văn file word Luật Doanh nghiệp 2020 và những VB hướng dẫn còn hiệu lực thi hành [cập nhật ngày 29/08/2024]

CRM là gì; ERP là gì; CRM và ERP giúp gì cho doanh nghiệp

CRM là gì; ERP là gì; CRM và ERP giúp gì cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. CRM và ERP giúp gì cho doanh nghiệp?

CRM giúp doanh nghiệp tổ chức, tự động hóa và đồng bộ hóa tất cả các khía cạnh của giao tiếp với khách hàng, từ bán hàng, tiếp thị đến dịch vụ khách hàng.

ERP giúp quản lý tổng thể giúp doanh nghiệp tích hợp và quản lý các quy trình kinh doanh trong một nền tảng duy nhất. Đồng thời, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu sai sót và tăng cường khả năng ra quyết định.

Theo đó, CRM và ERP đều mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau. Khi được sử dụng cùng nhau, CRM và ERP có thể tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh, giúp doanh nghiệp không chỉ quản lý khách hàng mà còn tối ưu hóa toàn bộ quy trình kinh doanh, từ sản xuất đến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

3. Quy định về lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp

Căn cứ Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 về chế độ lưu giữ của doanh nghiệp, quy định tùy theo từng loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu cụ thể dưới đây:

(i) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông.

(ii) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác.

(iii) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty.

(iv) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp.

(v) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán.

(vi) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán.

(vii) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

Theo đó, doanh nghiệp cần phải lưu giữ các tài liệu nêu trên tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty. Đối với thời hạn lưu giữ tài liệu sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Đối tượng là người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp

>> Xem thêm [TẠI ĐÂY].

5. Các chức danh trong doanh nghiệp

>> CFO là gì?

>> CPO là gì?

>> CHRO là gì?

>> CCO là gì?

>> CMO là gì?

>> Thủ tục Đăng ký lại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty nhà nước và công ty con chưa chuyển đổi

>> Ai được quyền miễn nhiệm CEO công ty TNHH một thành viên?

6. Tổng hợp thông tin phòng đăng ký kinh doanh của 63 tỉnh, thành

>> Xem thêm [TẠI ĐÂY].

H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)