Cộng đồng dân cư cùng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.
Cộng đồng dân cư cùng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

Tổng cộng, có 35 cộng đồng dân cư từ 5 huyện tham gia hoạt động quản lý rừng và hưởng lợi từ nguồn thu ERPA năm 2024:

Huyện Tương Dương có 6 cộng đồng: Trong đó có 4 cộng đồng thuộc xã Nga My (gồm: Cộng đồng bản Na Ngân, cộng đồng bản Nga Kho, cộng đồng bản Xốp Kho, cộng đồng bản Canh); 2 cộng đồng thuộc xã Xiêng My (gồm: cộng đồng bản Piềng Ô, cộng đồng bản Noong Mò).

Huyện Con Cuông có 5 cộng đồng, bao gồm: Cộng đồng bản Tông, cộng đồng bản Mét, cộng đồng bản Đình, cộng đồng bản Xiềng, cộng đồng bản Na Cọ đều thuộc xã Bình Chuẩn.

Huyện Quỳ Hợp có 17 cộng đồng, trong đó có 2 cộng đồng thuộc xã Nam Sơn (gồm: Cộng đồng xóm 1, cộng đồng xóm 2); có 2 cộng đồng thuộc xã Bắc Sơn (gồm: cộng đồng bản Vạn Nguộc, Cộng đồng bản Mánh thuộc); 3 cộng đồng thuộc xã Châu Lý (gồm: cộng đồng bàn Vực, cộng đồng bản Thắm, cộng đồng bản Côn Xáo); cộng đồng xóm Thái Sơn thuộc xã Châu Thái; 2 cộng đồng thuộc xã Châu Cường (gồm: cộng đồng bàn Khì, cộng đồng bản Tèo); cộng đồng bản Trung Thành thuộc xã Châu Thành; 2 cộng đồng thuộc xã Châu Tiến (gồm: cộng đồng bản Phúc Tiến, cộng đồng bản Hợp Tiến); 3 cộng đồng thuộc xã Châu Hồng (gồm: cộng đồng bản Phẩy, cộng đồng bản Ngọc, cộng đồng bản Huống); cộng đồng bản Món thuộc xã Hạ Sơn.

Huyện Quỳ Châu có 4 cộng đồng, bao gồm: Cộng đồng bản Cướm và cộng đồng bản Na Lạnh thuộc Xã Diễn Lãm; cộng đồng bản Liên Minh và cộng đồng bản Nật Trên thuộc xã Châu Hoàn.

Huyện Quế Phong có 3 cộng đồng, bao gồm: Cộng đồng bản Quyn, cộng đồng bản Chiếng Huống; cộng đồng bản Tạ đều thuộc xã Quang Phong.

Tại quyết định này, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống căn cứ danh sách cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng được phê duyệt, lập Kế hoạch tài chính năm 2024 theo đúng quy định.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thực hiện các hoạt động của các đối tượng hưởng lợi từ ERPA theo quy định.

Danh sách các đối tượng hưởng lợi sẽ được công khai tại các trụ sở UBND huyện, xã và trên website của đơn vị. UBND tỉnh cũng giao trách nhiệm cho Sở NN&PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, cùng các huyện và xã liên quan chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu, và kiểm tra, thẩm định các đối tượng hưởng lợi từ ERPA.

Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho 35 cộng đồng dân cư ở 5 huyện tham gia hoạt động quản lý rừng năm 2024, đồng thời hưởng lợi từ nguồn thu ERPA.

 Các cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo việc quản lý và sử dụng nguồn thu này diễn ra minh bạch và hiệu quả.

Lê Quyết