Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cuộc chiến chống thất thu thuế trong kinh doanh thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ tạo thách thức rất lớn đối với các chính sách quản lý doanh nghiệp trong cuộc chiến chống thất thu thuế.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Nền kinh tế kỹ thuật số sinh ra những mô hình kinh doanh mới như: thương mại điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ; dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán, sử dụng các dịch vụ trung gian hoặc các giao dịch ngân hàng xử lý ngay lập tức; quảng cáo trực tuyến sử dụng internet như một phương tiện để cung cấp thông tin đến khách hàng; điện toán đám mây, sử dụng tài nguyên ảo để cung cấp các dịch vụ như lưu trữ, máy tính, quản lý kỹ thuật số.

Với đặc điểm giảm sự hiện diện vật lý của doanh nghiệp, tầm quan trọng và tính di động ngày càng tăng của tài sản vô hình và mức độ tích hợp cao của chuỗi giá trị, nền kinh tế kỹ thuật số, cùng với sự phát triển của các công ty số (Digital company) tạo ra những thách thức lớn với hệ thống thuế quốc tế.

Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể giảm được nghĩa vụ thuế ở nước sở tại. Theo luật thuế truyền thống, nếu doanh nghiệp nước ngoài thành lập một cơ sở thường trú tại một quốc gia và tiến hành hoạt động kinh doanh thì 27 phải có nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, nền kinh tế kỹ thuật số lại làm suy yếu mối liên kết giữa các hoạt động kinh tế và địa điểm cụ thể.

Các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động thông qua máy chủ và sử dụng kết nối internet của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số để tiến hành giao dịch. Vì trang web và các máy chủ không tạo thành điểm giao tiếp vật lý, do đó, không xác lập cơ sở thường trú. Do vậy, các luật thuế truyền thống không thể áp dụng đối với các khoản thu nhập được tạo ra thông qua phương pháp này.

Kết quả là, các công ty đa quốc gia không phải thực hiện nghĩa vụ thuế ở nước sở tại mà không vi phạm luật thuế quốc tế. Thứ hai, các doanh nghiệp loại bỏ hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế ở quốc gia mẹ bằng cách dịch chuyển các tài sản vô hình có giá trị sang nước có chế độ thuế thấp, thông qua các kênh chuyển giá. Thứ ba, các doanh nghiệp có thể lợi dụng các hiệp ước ưu đãi thuế thông qua việc đặt những công ty vỏ bọc ở nước thứ ba.

Trong nền kinh tế số, hoạt động thương mại điện tử phát triển rất mạnh mẽ và đang có ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Kinh doanh thương mại điện tử khác kinh doanh truyền thống cả về hình thức thực hiện, phạm vi hoạt động, chủ thể tham gia và phương thức thanh toán. Kinh doanh thương mại điện tử gắn với nền tảng công nghệ thông tin và thị trường toàn cầu. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

 Sự tồn tại cùng một lúc các mô hình kinh doanh khác nhau (truyền thống, bán truyền thống và phi truyền thống) đang tạo ra một cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam. Đây là một thách thức rất lớn đối với các chính sách quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam trong cuộc chiến chống thất thu thuế.

Mặt khác, đây cũng là thời điểm “vàng” cho các doanh nghiệp thương mại điện tử nước ngoài coi Việt Nam là “thiên đường trốn thuế TNDN”. Ví dụ, Facebook và Google, hai gã khổng lồ trong lĩnh vực internet đến từ Mỹ, đã và đang thực hiện hoạt động kinh doanh quảng cáo tại Việt Nam, nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế ở Việt Nam.

Theo số liệu dự đoán từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, chỉ riêng Facebook và Google đã chiếm tới hơn 66% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh không thông qua một đối tác quảng cáo ở Việt Nam và tự thu tiền về tài khoản của mình như vậy là bất hợp pháp. Tình trạng này dẫn tới hậu quả là không kiểm soát được nội dung quảng cáo, “chảy máu” doanh thu quảng cáo ra nước ngoài, thất thu một nguồn thuế khổng lồ cho nhà nước và làm thiệt hại thị phần của các doanh nghiệp nội dung số trong nước.

Việt Nam hiện đang thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT. Mặc dù Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử vào tháng 11/2005, nhưng để hoạt động kinh doanh TMĐT được kiểm soát chặt chẽ hơn mà không “làm khó” cho chủ thể tham gia hoạt động này thì còn cần phải khắc phục nhiều vướng mắc.

Chẳng hạn, liên quan tới việc kiểm soát hoạt động đăng ký kinh doanh để quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này, Bộ Công Thương đã ra Thông tư số 47/2014/TT–BCT ngày 05/12/2014 quy định trách nhiệm đăng ký kinh doanh là của doanh nghiệp nhưng lại không quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế, nhiều doanh nghiệp “né” trách nhiệm đăng ký mà vẫn không bị xử lý.

Ngành thuế thất thu vì không có nguồn dữ liệu doanh nghiệp điện tử để tính thuế. Đối với thuế TNCN, hiện tượng thường gặp mà các cơ quan thanh kiểm tra thuế chỉ ra gồm: cơ quan chi trả không khấu trừ đối với các hợp đồng lao động dưới 3 tháng; cá nhân có nhiều nguồn thu nhập nhưng không để ý nên không tự quyết toán với cơ quan thuế mà ủy quyền cho cơ quan chi trả; cá nhân kê khai sai thu nhập chịu thuế, kê khai khống số lựợng người phụ thuộc để được khấu trừ thu nhập chịu thuế.

 Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh, trong quý I/2024, đơn vị này đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.

Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tính đến ngày 15/03/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; cấp giấy phép cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 347,13 triệu USD; có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6,91%, tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về mức học phí, các khoản thu, danh mục sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thành phố.

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...