Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo

Một trong những cam kết mạnh mẽ của Chiến dịch Giờ trái đất hàng năm là truyền thông thúc đẩy ý thức tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất của các nhà máy, doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân – bởi đây là khu vực có mức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.

Đại sứ Giờ trái đất 2019 Lê Vĩnh Sơn và chuyện năng lượng tái tạo ở Sơn Hà - Hình 1

Doanh nhân Lê Vĩnh Sơn (thứ hai từ phải qua) phát biểu tại Tọa đàm “Giải pháp năng lượng xanh cho tương lai)- Sự kiện hưởng ứng Giờ Trái Đất 2019

Đại sứ Giờ trái đất 2019 - Doanh nhân Lê Vĩnh Sơn chia sẻ: “Chúng tôi luôn suy nghĩ làm sao tiết kiệm năng lượng trong sản xuất vô cùng quan trọng. Hiện Sơn Hà có 10 nhà máy trong nước, đèn đường, đèn chiếu sáng đều sử dụng các bóng đèn Led. Ban đầu, các máy sản xuất có công suất rất lớn, công ty đã cải tiến thay đổi động cơ hiện đại hóa giảm tiêu hao điện. Khi chưa cải tiến, tiêu hao điện lên đến 500 triệu đồng/ tháng/ nhà máy. Sau cải tiến, giảm xuống còn 300 triệu đồng/ nhà máy”, ông nói.

Theo đó, Tập đoàn Sơn Hà đã áp dụng thành công những biện pháp kiểm soát tiêu thụ năng lượng trong sản xuất, đạt được kết quả tiết giảm đến 20% chi phí năng lượng cho sản xuất.

Đại sứ Giờ trái đất 2019 Lê Vĩnh Sơn và chuyện năng lượng tái tạo ở Sơn Hà - Hình 2

Đại sứ Giờ trái đất 2019 Lê Vĩnh Sơn và chuyện năng lượng tái tạo ở Sơn Hà - Hình 3

Tập đoàn Sơn Hà ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để tiết kiệm năng lượng trong sản xuất

Với phương châm xây dựng hệ thống sản xuất xanh, Tập đoàn Sơn Hà chú trọng đến công tác nghiên cứu phát triển để tiếp tục cải tiến liên tục hệ thống sản xuất sử dụng năng lượng tối ưu vào sản xuất. Không chỉ triển khai sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như sản phẩm thiết bị nước nóng Thái Dương Năng (biến năng lượng mặt trời thành nhiệt năng), cánh đồng năng lượng điện mặt trời (Solafarm), năng lượng điện mái nhà (Rooftop), Biogas (sản xuất khí đốt từ chất thải gia đình và nông nghiệp)… Sơn Hà còn áp dụng các biện pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng.

Tại Sơn Hà, hàng năm đều thực hiện chương trình kiểm toán năng lượng để đưa ra các giải pháp tối ưu cho việc sử dụng năng lượng trong sản xuất: sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, áp dụng những công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng trong các công đoạn sản xuất, các công xưởng luân phiên sản xuất tránh căng thẳng về điện trong giờ cao điểm.

“Giải pháp năng lượng xanh cho tương lai”

Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất là một phần không thể thiếu của phát triển công nghiệp bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và giảm phát thải môi trường cho các doanh nghiệp.

Các nghiên cứu gần đây của Bộ Công Thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng hiện còn rất lớn, trong đó các ngành có tiềm năng tiết kiệm năng lượng cao là xây dựng, giao thông, sản xuất công nghiệp, dịch vụ…

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của nước ta đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức khá cao trong giai đoạn tới, Việt Nam đã chuyển từ một nước xuất khẩu sang nước nhập siêu về năng lượng sơ cấp và ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ bảo vệ môi trường sống, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng giúp tiết kiệm ngoại tệ, phát triển kinh tế –xã hội một cách bền vững.

Đại sứ Giờ trái đất 2019 Lê Vĩnh Sơn và chuyện năng lượng tái tạo ở Sơn Hà - Hình 4

Đại sứ Giờ trái đất 2019- Doanh nhân Lê Vĩnh Sơn (bìa phải) kêu gọi cộng đồng, các doanh nghiệp hãy chung tay hành động tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường

Thông tin tại tọa đàm, các chuyên gia cho biết, chiến lược phát triển năng lượng Xanh là giải pháp để các quốc gia vượt qua thách thức nghiêm trọng của việc tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng thay thế khác đang là một trong những trọng tâm của chiến lược an ninh năng lượng của các quốc gia.

Với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo. Ngày càng nhiều doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo.

Điển hình là câu chuyện của Tập đoàn Sơn Hà. Hiện nay, Sơn Hà đã xúc tiến các hợp tác quốc tế như: Hợp tác với Pháp để xây dựng cánh đồng năng lượng mặt trời SoLaFarm tại miền Trung; hợp tác với tập đoàn WEGEN của Đức để đưa ra sản phẩm pin mặt trời lắp đặt trên hàng triệu mái nhà...

Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà cho rằng, mỗi mái nhà là một nguồn tài nguyên phong phú. Với cương vị của Đại sứ Giờ Trái Đất 2019, một doanh nhân tiên phong phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường ông Lê Vĩnh Sơn kêu gọi cộng đồng, các doanh nghiệp sản xuất hãy chung tay hành động tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất.

“Giải pháp tiết kiệm năng lượng tại nhà máy sản xuất”

Chạy 2 máy nén khí so le luân phiên nhau tiết kiệm 5% điện năng so với trước đây; 2. Sử dụng Thái Dương Năng tại khu vực nhà nghỉ ca cho CBCNV, tiết kiệm 20kilowat điện/ ngày; 3. Tái tạo và sử dụng nước tuần hoàn tại khu vực bồn inox, tiết kiệm 70 m3 nước/ ngày; 4. Thiết kế các tấm sáng thay cho mái tôn tận dụng ánh sáng tự nhiên; 5. Lắp quạt công nghiệp tại khu vực xuất kho và tổ hoàn thiện bồn inox tiết kiệm 14 triệu đồng/ năm; 6. Sử dụng điều hòa nhiệt độ từ 25-27 độ C trong khu vực văn phòng; 7. Vệ sinh, bảo hành các tấm lọc điều hòa 6 tháng/ lần; 8. Các bóng đèn tại tổ/ khu vực làm việc chia theo các đường dây khác nhau để tiết kiệm điện; 9. Các thiết bị máy văn phóng, laptop đặt chế độ sleep, hết giờ ngắt át tổng; 10. Sử dụng chấn lưu điện tử, chấn lưu đèn led tiết kiệm điện; 11. Các đèn có chụp đèn để sử dụng ánh tối ưu.

Đăng Trình