Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đâu là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam?

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 02 năm tới. Như vậy, yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam. Như vậy, yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam.

Các yếu tố phát triển thương mại điện tử bền vững

Trải qua 10 năm được tổ chức liên tiếp, chương trình Online Friday đã trở thành một tên gọi, một sự kiện được đông đảo doanh nghiệp, đối tác và người tiêu dùng biết đến và chờ đón vào mỗi dịp cuối năm.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện từ và Kinh tế số, trong 10 năm ấy, chương trình còn những thiếu sót, có thể chưa đáp ứng được hoàn toàn kỳ vọng của người tiêu dùng, nhưng Online Friday cũng đã để lại nhiều con số ấn tượng, nhiều kết quả nổi bật, nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong quá trình hình thành, phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp, người tiêu dùng. Những kinh nghiệm quý giá đó, sẽ là nền tảng để chương trình tiếp tục phát triển và đóng góp nhiều hơn vào nền thương mại số của quốc gia. 

Phát triển bền vững trong thương mại điện tử (TMĐT), giống như các lĩnh vực khác, cần phải đảm bảo các yếu tố sau: Tăng trưởng tích cực, ổn định; Cân bằng, hài hòa lợi ích các Bên liên quan; Phát triển xanh; Niềm tin; Nguồn nhân lực.

bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện từ và Kinh tế số
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện từ và Kinh tế số

Cục trưởng Lê Hoàng Anh khẳng định:

Yếu tố đầu tiên để có sự phát triển bền vững của TMĐT là chúng ta phải duy trì một tốc độ tăng trưởng TMĐT tích cực, ổn định. Thiếu một trong hai yếu tố tăng trưởng tích cực, hoặc ổn định thì không có sự bền vững trong phát triển TMĐT. TMĐT vừa qua tăng trưởng rất mạnh. Trải qua nhiều làn sóng phát triển, thương mại điện tử Việt Nam đến nay đã giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trong 15 năm qua với trung bình 20%/năm trừ giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới. Như vậy, yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam. Áp lực rất lớn để duy trì tốc độ như trên thời gian tới.

Điểm sáng này cần được thường xuyên giữ gìn, bảo vệ thông qua việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, thường xuyên tuyên truyền để đảm bảo tính thực thi pháp luật hiệu quả trong doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh hành lang pháp lý, các chính sách phát triển cũng cần được xây dựng và triển khai, các bên liên quan như các doanh nghiệp lớn trong ngành, doanh nghiệp hạ tầng cần chung tay với cơ quan quản lý nhà nước, gương mẫu, đi đầu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp từng bước ứng dụng thương mại điện tử để giúp cả xã hội đều có thể Go Online, sử dụng lợi thế của thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Yếu tố thứ hai cần có để đảm bảo sự phát triển TMĐT bền vững là sự cân bằng và hài hòa.

Trước hết, cân bằng và hài hòa ở đây là hài hòa lợi ích các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng TMĐT, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng…. Tiếp đến là thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển TMĐT giữa các vùng miền. Thứ ba là đảm bảo liên kết vùng trong phát triển TMĐT. Điều này có nghĩa là việc đầu tư, phát triển các hạ tầng hỗ trợ như logistics, hạ tầng công nghệ, cũng như các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động, cần chú trọng phát huy tính liên kết vùng, lợi thế vùng nguyên liệu, nguồn lao động tại khu vực chứ không chỉ mạnh địa phương nào địa phương đó phát triển. Phát triển chuỗi liên kết và cung ứng trong vùng sẽ tạo ra được sức mạnh tổng thể cho sản phẩm địa phương có đủ sức cạnh tranh khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

Yếu tố thứ ba, là phát triển xanh. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hoá quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, thương mại điện tử sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí.

Cùng với người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử, các nền tảng số có thể khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường bao gồm từ vật chứa cho đến các sản phẩm được mua bán. Bằng hệ thống công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng có thể hình thành các quy trình kiểm soát, đánh giá việc thực hiện các quy trình xanh, nâng cao nhận thực của toàn hệ thống về bảo vệ môi trường. 

Tiếp đó, phát triển TMĐT bền vững không thể thiếu yếu tố niềm tin.

Trước hết là niềm tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ sinh thái TMĐT. Các doanh nghiệp nhỏ cần có niềm tin thị trường sẽ có cơ chế bảo vệ họ để có thể sáng tạo mà không bị doanh nghiệp lớn chèn ép, cạnh tranh không lành mạnh. Với người tiêu dùng, họ cần có niềm tin vào chất lượng hàng hóa, tin rằng quyền lợi của họ được bảo vệ khi tham gia mua sắm trên thị trường TMĐT.

bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện từ và Kinh tế số
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.

Chính sách để thương mại điện tử phát triển bền vững

Trong 10 năm qua, mặc dù thị trường TMĐT Việt Nam đã phát triển rất nhanh về lượng, nhưng lý do lớn nhất mà người tiêu dùng vẫn coi là trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là “Chất lượng kém so với quảng cáo”, “Không tin tưởng đơn vị bán hàng”, “Khó kiểm định chất lượng hàng hoá”.

Cục trưởng Lê Hoàng Oanh: Từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, bên cạnh việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, tôi cho rằng, để thay đổi được thực trạng này thì chúng ta cần tiếp tục i) Hoàn thiện pháp luật cạnh canh trên môi trường TMĐT; ii) Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm; iv) Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường mạng.

Yếu tố cuối cùng là nguồn nhân lực. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh tuy nhiên quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển của TMĐT. Ước tính, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Như vậy có tới 70% nhân sự thương mại điện tử ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin… Điều này cũng nhu cầu về nhân lực TMĐT còn rất lớn và nếu không đảm bảo nhân lực cho TMĐT thì rất khó đảm bảo sự bền vững của TMĐT.

Trong giai đoạn trước, lý do có thể do hạ tầng cho thương mại điện tử còn yếu, quy mô chưa đủ lớn hay nhận thức của các bên chưa đầy đủ, tuy nhiên, Cục TMĐT và KTS nhận định, đây là thời điểm chín muồi để chúng ta cùng chung tay tiến hành một cuộc chuyển đổi toàn diện cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Thời điểm này, cùng với chủ trương chuyển đối số toàn diện từ Chính phủ, các hạ tầng số có liên quan như dịch vụ logistics thông minh, thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử, hợp đồng điện tử, xác thực định danh điện tử đều đang có những bước chuyển mình nhanh chóng trong những năm qua. Việc có đầy đủ nguồn lực, nguyên liệu để xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử hướng đến chất lượng, bảo vệ cho người tiêu dùng và cả các bên, các chủ thể khác tham gia giao dịch như người bán hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang
Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang

Tiếp tục chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, chiều nay 6/7, tại thành phố Long Xuyên, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang.

Dự kiến, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được công bố trước ngày 17/7
Dự kiến, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được công bố trước ngày 17/7

Việc chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đang được Bộ GD&ĐT tiến hành khẩn trương, dự kiến trước ngày 17/7 sẽ có kết quả thông báo kịp thời tới thí sinh và xã hội.

Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng hơn 200% trong 6 tháng đầu năm
Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng hơn 200% trong 6 tháng đầu năm

Với người Trung Quốc, Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, gần gũi, có sự tương đồng về văn hóa, ẩm thực. Có thể nói, Việt Nam vẫn là điểm đến yêu thích của khách Trung Quốc. Theo dự báo từ các doanh nghiệp, hãng hàng không của Việt Nam và Trung Quốc, trao đổi khách 2 chiều giữa 2 nước sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Thành phố Hạ Long ngăn chặn, xử lý nghiêm "taxi dù”
Thành phố Hạ Long ngăn chặn, xử lý nghiêm "taxi dù”

Thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý, tuy nhiên nạn "taxi dù” vẫn len lỏi hoạt động, nhất là vào cao điểm du lịch hè. Công an TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã quyết liệt ra quân triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm nạn "taxi dù”.

Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí trong định hướng phát triển bền vững
Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí trong định hướng phát triển bền vững

Ngày 6/7, UBND TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí trong định hướng phát triển bền vững thành phố Uông Bí".

Kịch bản tăng trưởng GDP và thu hút vốn FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào?
Kịch bản tăng trưởng GDP và thu hút vốn FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào?

Tại Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thứ tưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trao đổi với báo giới kịch bản tăng trưởng GDP và thu hút vốn FDI của những tháng cuối năm 2024.