Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đâu rồi truyền thống "tôn sư trọng đạo"?

Những ngày gần đây, 2 câu chuyện "cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) bị ép phải quỳ gối xin lỗi một nhóm phụ huynh", rồi đến câu chuyện "một học sinh lớp 8, Trường THCS Tân Thạch (Châu Thành, Bến Tre) bóp cổ cô giáo giữa lớp học" khiến cộng đồng đặc biệt quan tâm, nhất là các nhà giáo. Nhiều người đặc câu hỏi: Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?

Từ 2 câu chuyện... đau lòng

Trong những ngày qua, câu chuyện cô giáo Nhung (Trường Tiểu học Bình Chánh, Long An) phải quỳ xuống xin lỗi phụ huynh học sinh ngay tại trường, trước sự chứng kiến của đông đảo đồng nghiệp và các em học sinh tiểu học.

Vì trong quá trình dạy dỗ học trò, cô đã bắt phạt 1 số em phải quỳ trước lớp. Một số phụ huynh cho rằng, hình thức kỷ luật đó đã khiến con của họ sợ không dám đi học và họ phản ứng bằng cách kéo nhau vào trường buộc Ban giám hiệu phải xử lý cô Nhung. Dù cô Nhung đã chân thành xin lỗi, nhưng điều đó vẫn là chưa đủ theo đòi hỏi của họ. Cuối cùng, cô Nhung đã làm một việc đó là quỳ gối xin lỗi phụ huynh!

 Đâu rồi truyền thống

Trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) - nơi xảy ra vụ việc cô giáo bị phạt quỳ

Ngày 2/3, trong giờ dạy tiếng Anh lớp 8, Trường THCS Tân Thạch (huyện Châu Thành, Bến Tre), cô C.T.N phát hiện trong lớp học có một học sinh nữ đang mang vở môn khác. Lúc này, cô N. yêu cầu nữ học sinh cất vở để tập trung học bài, nhưng học sinh này không làm theo nên bị cô N. thu giữ quyển vở. Thấy vậy, nam học sinh tên N.V.M.T ngồi bàn sau đứng dậy, buông lời thách thức, xúc phạm cô giáo N khiến cô bức xúc rời khỏi lớp. Cô N. thông báo với 2 giáo viên đang đứng lớp ở các phòng liền kề qua chứng kiến.

Mặc dù có mặt của 2 giáo viên khác, nhưng học sinh T. vẫn vừa chửi vừa lao tới, dùng tay bóp cổ cô N. Nam sinh T. chỉ dừng lại khi có nhiều người nhào tới can ngăn và cô N. mới thoát ra được...

Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?

Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng, vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: “Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học.

Từ xưa, đã có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay "Không thầy đố mày làm nên"... là để nói cái nghề “trồng người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những “kỹ sư tâm hồn”.

Đâu rồi truyền thống

Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?

Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lý, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò của người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân tộc. Sự tôn vinh này, xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy.

Trong câu chuyện này, chúng tôi tin là việc phạt quỳ học sinh là điều bất đắc dĩ của cô Nhung. Là giáo viên giỏi, cô Nhung sẽ biết được tâm lý cũng như phản ứng của học trò đến đâu. Học sinh phải thế nào cô mới áp dụng hình phạt ấy. Và tôi cũng nghĩ rất có thể, cái "sợ quỳ" mà không dám đến lớp chỉ là cái cớ để những đứa trẻ ranh mãnh kia đưa ra để tránh phải đi học.

Đừng “bảo kê” và xem con mình là “bất khả xâm phạm”?

Qua 2 câu chuyện trên, một vì cô giáo nghiêm khắc có hình phạt để học trò nhận ra cái sai của mình thì bị chính phụ huynh “phạt quỳ” lại; và một cô giáo không dám nghiêm khắc thì lại bị học trò bóp cổ giữa lớp học. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Đâu rồi truyền thống

Trường THCS Tân Thạch - nơi diễn ra vụ việc học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo

Nhiều bậc cha mẹ và thầy cô vẫn tin rằng, đòn roi là phương pháp hiệu quả để dạy con nên người. Nhiều người vẫn thường hay nói "kỷ luật là sức mạnh của quân đội", "gia đình nền nếp, con cái khó mà hư hỏng"... Vì thế, nhiều thế hệ của chúng tôi đã được nuôi dạy với những quan niệm như “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”...

Nhiều người đồng tình với quan niệm nếu thực lòng muốn cho người khác tốt lên, thì người dạy sẽ nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình cái chưa tốt, để người kia nhận ra cái chưa được mà học hỏi, tiếp thu và tiến bộ. Còn khi người ta ghét, hoặc hời hợt, không quan tâm, không thực lòng chỉ bảo, thì họ bày tỏ thái độ với người kia lúc nào cũng ngọt nhẹ, nói lời tốt đẹp cho qua chuyện, thực chất chẳng đóng góp được gì tốt cho người khác.

Tuy nhiên, hiện nay, ở đâu đó vẫn còn rất nhiều phụ huynh coi con mình là “cục vàng”, “bất khả xâm phạm”, mà nuông chiều, cung phụng, “bảo kê” hay tập thói quen hư cho trẻ, biến chúng thành "công tử, công chúa" và hậu quả tỷ lệ thanh thiếu niên ăn chơi, hư hỏng, vô kỷ luật, côn đồ, thậm chí chửi hay đánh lại cả cha mẹ khi không được đáp ứng yêu cầu vô lý... mà bọn trẻ đưa ra. Phải chăng, vụ học sinh bóp cổ cô giáo vừa qua là một minh chứng - “sản phẩm” để lại của sự nuông chiều?

Chúng ta tự hỏi bản thân mình: Có ai trong đời chưa từng bị người thân la mắn, đánh đập hay chính bản thân mình làm điều đó với con, cháu mình hay chưa? Sự nghiêm khắc ấy là cần thiết. Và nghiêm khắc ở đây là tình thương, chứ không phải là ghét bỏ.

Qua 2 câu chuyện trên, mong rằng phụ huynh hãy thấu đáo hơn, thấy con mình tiến bộ và thành người thế nào qua các hình phạt đó thì mới thấy kỷ luật thép là cần thiết, nghiêm khắc với học sinh phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, thương yêu trò.

Trong việc giáo dục con cái, phải nghiêm khắc với con khi con làm sai, chứ đừng lúc nào cũng cưng chiều, luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: Xinh đẹp, thông minh, tài năng, trí tuệ… làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người, mình là trung tâm của vũ trụ, không bao giờ biết cái lỗi, cái sai của bản thân.

Cao Diên - Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Tin vui: Thu nhập bình quân của lao động tăng, đạt 7,6 triệu đồng/tháng
Tin vui: Thu nhập bình quân của lao động tăng, đạt 7,6 triệu đồng/tháng

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng. Nhưng, cả nước vẫn còn 1,4 triệu thanh niên chưa có việc làm.

Nghìn quân hùng dũng tổng duyệt diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nghìn quân hùng dũng tổng duyệt diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

20h hôm nay sẽ có cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
20h hôm nay sẽ có cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu.

Khen thưởng các đơn vị hoàn thành dựng cột, kéo dây 6 khoảng néo đầu tiên dự án đường dây 500kV mạch 3
Khen thưởng các đơn vị hoàn thành dựng cột, kéo dây 6 khoảng néo đầu tiên dự án đường dây 500kV mạch 3

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ khen thưởng đặc biệt, vinh danh các đơn vị đã xuất sắc hoàn thành việc dựng cột và kéo dây cho 6 khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3, một phần trong cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu.

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều ô tô ở Hà Nội
Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều ô tô ở Hà Nội

Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn
Công nghệ tưới nước tiết kiệm giúp nông dân Sơn La ứng phó với khô hạn

Việc ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, không chỉ giúp bà con trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ động được nguồn nước tưới, khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất trong mùa nắng hạn, mà còn duy trì sản xuất trước tác động của biến đổi khí hậu...