THCL - Vũ khí hạt nhân đang được Nga và Mỹ phát triển theo các triết lý rất khác nhau.

Trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình vừa qua, ứng cử viên đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump nói rằng, Nga “đang đẩy mạnh lực lượng hạt nhân của mình và họ có nhiều khả năng mới hơn chúng ta”.

Giáo sư Jeffrey Lewis, người sáng lập nhà xuất bản Arms Control Wonk đã bác bỏ tuyên bố này, ông cho rằng, “Mặc dù Nga đang cải tiến, phát triển tên lửa và đầu đạn hạt nhân của mình trong những năm gần đây, nhưng tuyên bố về khả năng của Nga không thích hợp với thực tế”.

Hai cường quốc với triết lý khác nhau để phát triển vũ khí hạt nhân

Trên thực tế Nga có nhiều loại mới hơn, phức tạp và đáng sợ hơn bao gồm các kho vũ khí hạt nhân. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 được Nga phát triển vào giữa những năm 2000, chúng có khả năng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào của Mỹ, theo một số nguồn tin cho rằng chúng có thể mang theo mười đầu đạn hạt nhân với hệ thống tự dẫn đường.

Mười đầu đạn hạt nhân này bay vào bầu khí quyển của trái đất với vận tốc siêu thanh, khoảng 5 dặm/giây.

Trung Quốc cũng đã phát triển loại tương tự trên nền tảng của Nga và Hoa Kỳ, và đơn giản không có cách nào bảo vệ khỏi sự huỷ diệt của của loại vũ khí hạt nhân này.

Vũ khí hạt nhân đang được Nga và Mỹ phát triển theo các triết lý rất khác nhau.

Để so sánh, Mỹ có tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30G Minuteman III, tốc độ bay vào khí quyển siêu thanh nhưng chỉ mang một đầu đạn hạt nhân và đã được trang bị cho Không quân Hoa Kỳ từ năm 1970.

Vấn đề là tên lửa nào tốt hơn, nhiều tính năng hơn khi so sánh trực tiếp khả năng của chúng sẽ rõ. Tuy nhiên tên lửa của Nga chiếm ưu thế hơn bởi vì nó được trang bị tất cả các công nghệ tiên tiến nhất, trong khi đó LGM-30G Minuteman III của Mỹ gần như đã lỗi thời.

Giáo sư Lewis nói rằng, lãnh đạo chỉ huy chiến lược Mỹ, người kiểm soát điều khiển kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đã khảo sát trong nhiều thập kỷ và cho biết, kho vũ khí của Mỹ mặc dù không đủ khả năng phá nát lục địa nhưng hiện tại chúng sở hữu những tính năng mới bảo đảm yêu cầu chiến lược của Mỹ.

Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn cho biết rằng, “Nga đang thực hiện nhiều dự án thiết kế và phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa hơn chúng tôi, Nga tích cực tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình bằng các loại vũ khí hoàn toàn mới hoặc tiến hành hiện đại hóa, những vũ khí này của Nga cần phải cải tiến trung bình 10 năm 1 lần”.

Trong khi đó, ông nói rằng, “vũ khí hạt nhân của Mỹ - thường tốt, tinh tế và thiết kế cho hiệu suất cao. Các chuyên gia nói rằng, thanh lõi plutonium có thể sử dụng cho 100 năm nữa. Hơn nữa, Hoa Kỳ bảo lưu tên lửa đạn đạo  Minuteman III, bất chấp tuổi tác của nó bởi chúng là những hệ thống hoàn hảo”.

Triết lý ưu tiên của Mỹ khác với Nga ( ảnh: www.military-today.com )

Ông tiếp tục, “vũ khí hạt nhân mới của Nga cho thấy thiết kế của họ chưa hoàn thiện. Người Nga thích đặt các tên lửa lên xe vận tải, trong khi Mỹ lại đặt chúng lên các bệ phóng trên mặt đất, chúng cho phép ngắm đến mục tiêu chính xác hơn nhưng mất đi khả năng cơ động.

Ví dụ trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ ở đã từng cố gắng đặt các tên lửa đạn đạo liên lục địa lên các xe tải nhưng hiệu quả mang lại không cao nên không cần thiết’.

Nga thích sự cơ động của vũ khí hạt nhân (ảnh: www.military-today.com)

Hơn nữa Mỹ không sản xuất các hệ thống như Nga, bởi vì Mỹ có nguồn ngân sách khổng lồ và có thể nói không lo về giá cả, chỉ cần chú ý chất lượng. Trong khi đó Nga thường sản xuất các loại tên lửa đặt lên xe di động và có khả năng tàng hình để vượt qua các hệ thống phòng thủ đồng thời sẽ giảm được chi phí không nhỏ.

“Các tên lửa của Mỹ được đầu tư và phát triển với độ tin cậy cao hơn và bảo vệ cho tên lửa an toàn hơn” ông Lewis cho biết. Đây là sự khác biệt chính giữa sự phát triển của Mỹ và Nga.

“Chúng tôi muốn tiêu diệt mục tiêu chính xác vì vậy chúng tôi tạo ra vũ khí hạt nhân với một đầu đạn và nó sẽ bay trực tiếp vào mục tiêu và ít ảnh hưởng tới khu vực xung quanh, trong khi đó khi vũ khí Nga thích khởi động 10 đầu đạn hạt nhân, chúng không chỉ tiêu diệt mục tiêu mà còn của toàn bộ thành phố”, ông Lewis cho biết.

Một ví dụ trong các cuộc không kích ở Syria, Nga bị cáo cuộc sử dụng bom chùm, đầu đạn gây cháy và bắn phá các bệnh viện và trại tị nạn. Đây là sự cẩu thả và thô bạo về tính năng xác định độ chính xác cho vũ khí.

Một ví dụ khác - Nga phóng ngư lôi Status-6, có thể mang theo đầu đạn 100 megaton ở khoảng cách 6.200 dặm. Hoa Kỳ không chào đón loại vũ khí huỷ diệt này.

Mỹ có kế hoạch gì để kìm hãm sức mạnh hạt nhân của Nga: Bắn hạ ngay ở Nga

Giáo sư Lewis cho biết rằng, Hoa Kỳ thực sự không thể tự bảo vệ nếu xảy ra xung đột, bởi vì Nga có hầu hết các loại vũ khí hạt nhân tiên tiến.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Nga bay lên quỹ đạo, lần lượt chia thành các đầu đạn phát nổ và tiến đến mục tiêu với tốc độ 23 Mach.

Hoa Kỳ chỉ đơn giản là không thể phát triển một hệ thống có thể tiêu diệt mười đầu đạn hạt nhân, gấp gáp với một tốc độ đáng kinh ngạc tiến vào Mỹ.

Một giải pháp là có thể tiêu diệt các tên lửa trước khi chúng bay ra từ bầu khí quyển, nghĩa là bắn hạ chúng ngay ở Nga. Thêm một hướng khác là tiêu diệt các tên lửa bằng các vệ tinh trong không gian, nhưng theo Lewis, Mỹ cũng chưa đủ kinh phí để thực hiện biện pháp này.

Thay vì lãng phí thời gian, hàng nghìn tỷ đô la và chạy đua vũ trang, Hoa Kỳ trông đợi những học thuyết đảm bảo sự hủy diệt lẫn nhau.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng nói rằng Nga có thể phá hủy Hoa Kỳ sau “một nửa giờ hoặc ít hơn” bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng thực tế là các tên lửa Minutemen III cũng đột nhập Kremlin vài giây sau đó.

Hoa Kỳ tin rằng, họ có bộ ba hạt nhân đáng tin cậy hơn, có sẵn bất cứ lúc nào. Tàu ngầm, các bệ phóng tên lửa mặt đất và máy bay ném bom - tất cả đều có tên lửa hạt nhân. Một khi tấn công Nga sẽ không thể vô hiệu hóa đồng thời cả ba loại vũ khí này.

Chí Huy – Đất Việt