1. Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính 2024 để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần chú ý các hành vi sau khi lập và trình bày báo cáo tài chính 2024 để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính:

STT

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

1

Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định.

Phạt 05 -10 triệu đồng

-

2

Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

-

3

Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định.

Phạt 10 – 20 triệu đồng

-

4

Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

-

5

Không lập báo cáo tài chính theo quy định.

Phạt 20 – 30 triệu

Lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

6

Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.

Lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

7

Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

8

Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt 40 – 50 triệu

Tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man

9

Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man

10

Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

Hướng dẫn trình tự ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Danh mục mẫu sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Giải thích nội dung và hướng dẫn ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

báo cáo tài chính

Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Tổng hợp mẫu các báo cáo tài chính do Bộ Tài chính ban hành

Căn cứ Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hệ thông báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

Dưới đây là tổng hợp các biểu mẫu báo cáo taì chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

2.1. Báo cáo tài chính năm

Báo cáo tài chính năm gồm:

Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DN

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - DN

2.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

(i) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

Mẫu số B 01a – DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 02a – DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Mẫu số B 03a – DN

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a – DN

(ii) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

Mẫu số B 01b – DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 02b – DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Mẫu số B 03b – DN

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a – DN

Trên đây là tổng hợp các hành vi vi phạm quy đinh về lập và trình bày báo cáo tài chính 2024 bị xử phạt vi phạm hành chính mà doanh nghiệp cần lưu ý và File word mẫu báo cáo tài chính ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC.

T. Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)