Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp xuất khẩu “ngồi trên đống lửa” vì dịch Covid-19

Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4/2020 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn.

“Câu giờ” ngừng xuất khẩu, doanh nghiệp nguy cơ phá sản

Thời gian qua, do tác động của dịch bệnh Covid-19, việc xuất khẩu hàng hóa bị ngưng trệ, khiến Công ty TNHH Hồng Đức (chuyên xuất khẩu hạt điều) đang rơi vào hoàn cảnh éo le. Hiện tại, doanh nghiệp đang còn gần 30 tấn điều rang muối tồn kho, với tổng trị giá 7 tỷ đồng. Đây là số hàng đã được đối tác Trung Quốc đặt cọc 50% để sản xuất và giao sau Tết Nguyên đán, nhưng không được diễn ra như mong muốn. Điều đáng nói, sản phẩm hạt điều rang muối không để được lâu. Chỉ sau 2-3 tháng, mùi vị sản phẩm sẽ mất đi, chất lượng giảm xuống…

Nhà máy tinh bột sắn Đắk Song (thuộc Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi) cũng đang gặp nhiều khó khăn do đối tác phía Trung Quốc không thể nhập hàng. Theo ông Võ Quang Trực, Phó Giám đốc Nhà máy: "80% sản phẩm của nhà máy đang được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, còn lại là thị trường nội địa. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, các cửa khẩu của Trung Quốc tạm ngừng việc xuất, nhập, nên hàng hóa tồn đọng trong kho rất nhiều. Khoảng 2.000 tấn bột sắn đang tồn kho; hàng không xuất được, vốn không thể lưu động đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề thu, mua nguyên liệu và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy…”.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo như đang “ngồi trên đống lửa” khi hàng trăm ngàn tấn gạo đang bị kẹt lại ở cảng, dòng tiền bị “đóng băng”. Doanh nghiệp không có tiền nên cũng không thể thu mua lúa của nông dân đã đến kỳ thu hoạch.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo đang bị tổn thất kinh tế rất lớn do việc ngừng xuất khẩu gạoNhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo đang bị tổn thất kinh tế rất lớn do việc ngừng xuất khẩu gạo

Ông Nguyễn Long, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hơn 200.000 tấn gạo chưa thể xuất khẩu và đang lưu tại các bến cảng đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.

Ông Long phân tích, mỗi ngày, một container gạo 25 tấn không xuất khẩu được sẽ khiến doanh nghiệp tổn thất khoảng 300.000 đồng cho chi phí lưu hàng tại cảng và nhiều chi phí phát sinh khác. Doanh nghiệp nhỏ thì mất vài chục triệu đồng/ngày, doanh nghiệp lớn thì mất hàng trăm triệu đồng/ngày.

“Chúng tôi cũng đang lưu tại Cảng Sài Gòn 3.500 tấn gạo, mỗi ngày thiệt hại khoảng 36 triệu đồng. Cả chục ngày nay, gạo không xuất được đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Nếu phải chờ đến ngày 15/4 thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều không thể bám trụ nổi”, ông Long nói.

"Trong trường hợp, gạo xuất khẩu được thì doanh nghiệp vẫn phải chờ thêm khoảng 3 tuần nữa mới nhận được tiền bởi phải chowg hàng di chuyển đến nơi, đối tác nhận hàng, ngân hàng mới chuyển tiền… Chính vì vậy, nếu càng kéo dài thời gian lưu hàng tại cảng thì doanh nghiệp càng dễ phá sản. Trong khi đó, do lo sợ việc ngừng xuất khẩu sẽ kéo dài nên các ngân hàng đang phong tỏa nguồn tiền của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp càng rơi vào tình trạng khó khăn. Nếu “câu giờ” mãi thì chúng tôi chỉ có chết”, ông Long chia sẻ.

Tìm hiểu, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều có nguồn vốn lưu động không lớn và phải vay ngân hàng, bởi giá trị mỗi lô hàng có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chính vì vậy, mặt hàng gạo luôn cần rất nhiều tiền để thu mua, duy trì sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, việc tạm ngưng xuất khẩu đã khiến các ngân hàng không dám giải ngân vì các ngân hàng đều sợ không thể thu hồi nợ từ doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp càng khó khăn.

Ông Trần Thắng, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Long An cho biết, hiện doanh nghiệp có tới hơn 5.000 tấn lúa đang ở ngoài đồng đã phải bỏ tiền cọc vì không có tiền thu mua. Thêm vào đó, phải chi khoản tiền chi phí lớn nằm cảng, lưu cảng lô hàng đang bị ngừng xuất khẩu. Nếu muốn tạm ngừng xuất khẩu gạo thì cần có thông báo trước cho chúng tôi một khoảng thời gian nhất định để chủ động xử lý đơn hàng, chứ đột ngột như này, doanh nghiệp không kịp trở tay. Gạo không xuất khẩu được cũng khiến nông dân bị ép giá lúa. Doanh nghiệp “chết” thì nông dân cũng “chết”, bởi nông dân chỉ bán lúa, không bán gạo. Nông dân không thể xay xát, chế biến lúa thành gạo.

Cũng theo đại diện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp chỉ mong được thông quan những lô hàng đang nằm tại cảng để có chi phí duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp hi vọng Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đưa ra các giải pháp nhanh hơn, gấp rút hơn nhằm hạn chế thiệt hại mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu.

Bộ Công Thương: Trước 5/4 báo cáo Thủ tướng việc xuất khẩu gạo

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Theo đó, Thủ tướng nêu rõ, bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược, trọng đại liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 và thời tiết, biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường; dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực.

Do đó, việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Trước hết là phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các vùng miền. Đặc biệt là ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, bảo đảm đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo nhằm thao túng giá đối với mặt hàng gạo.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương lấy ý kiến các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay. Thủ tướng yêu cầu các Bộ và các cơ quan liên quan có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Công Thương trước ngày 5/4/2020.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoàn thiện phương án đề xuất, ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4/2020, bảo đảm nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh Covid-19.

Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách, nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.