Đây là ý kiến chia sẻ của luật sư Trần Thanh Tùng của Công ty Luật TNHH Global Vietnam Lawyers tại tọa đàm trực tuyến chủ đề "Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hội Doanh nhân trẻ TP HCM và Công ty NS Bluescope Việt Nam, tổ chức ngày 1/5.

Dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn và còn phải đối mặt nhiều vấn đề pháp lý phát sinh. Dịch Covid-19 có được xem là "trường hợp bất khả kháng" trong hợp đồng, việc xử lý các cuộc tranh chấp xảy ra, làm sao để giảm thiểu những rủi ro pháp lý ?...Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ; gần 14.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 5.277 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 5.776 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế, trong khi 5.100 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.

Theo các luật sư, dịch Covid -19 bắt đầu từ Tết Nguyên đán, nghĩa là doanh nghiệp mất đến 4 tháng không hoạt động. Không có doanh nghiệp nào nghỉ thời gian dài như vậy mà có lời. Trong điều kiện bình thường phải đến quý 4 mới xác định được kết quả kinh doanh, năm nay ngừng lâu như vậy rõ ràng không thể lạc quan về lợi nhuận.

Luật sư Trần Thanh Tùng phân tích khi doanh nghiệp hỏi đến vấn đề giải thể nghĩa là một nguồn lực xã hội đã mất đi. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa nên sử dụng các phương án cực đoan, bởi luật cho phép họ được tạm dừng kinh doanh trong một tháng. Sau đó mới vận dụng đến các phương án giải thể  rồi mới làm thủ tục phá sản.

Cụ thể, việc giải thể được tiến hành khi doanh nghiệp thực hiện đủ các khoản tiền để thanh toán nợ cho bên thứ 3, đây là trường hợp tự nguyện. Trường hợp cuối cùng là phá sản, luật áp dụng khi chủ doanh nghiệp không thể trả nợ. Chủ doanh nghiệp sẽ đệ đơn ra tòa để làm thủ tục phá sản, thẩm phán sẽ tổ chức đại hội chủ nợ để xem doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Nếu buộc phải phá sản thì thanh lý tài sản…

 PV