Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 2/5: Giảm dần nguy cơ, các nước nới lỏng phòng dịch

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 3.394.965, ca trong đó có 239.302 người đã tử vong.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 92.837 trường hợp nhiễm COVID-19 và 5.557 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu tăng lên 3.394.965 người., trong đó có 239.302 ca tử vong. Đại dịch tiếp tục xu thế giảm dần trên thế giới và nhiều nước đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.079.298 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 51.332 người trong tình trạng nguy kịch.

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 2/5, đã 16 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 2/5, Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính từ 18h00 ngày 1/5 đến 6h00 ngày 2/5: 0 ca mắc mới COVID-19. Tính đến sáng ngày 2/5, trong số các bệnh nhân đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 9 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2  và 7 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Trong vòng 24 giờ qua, Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 là 932 ca, tăng vọt so với ngày 30/4 (với 528 người). Trước tình hình lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, và tổng số ca nhiễm đã là 17.101 người, giới chức Singapore thừa nhận diễn biến dịch trong đối tượng lao động nhập cư tiếp tục là một thách thức và sẽ phải mất vài tuần nữa mới có thể kiểm soát được. Trong số các ca mắc COVID-19, khoảng 90% số ca nhiễm là lao động nước ngoài. Hiện tại, đã có 38/43 khu nhà ở tập thể của lao động nước ngoài được coi là ổ dịch. Ngoài ra, có 20/1.200 khu nhà ở nhỏ khác đã xuất hiện dịch bệnh.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được đưa đi điều tại bệnh việnBệnh nhân nhiễm COVID-19 được đưa đi điều tại bệnh viện

Lào và Malaysia bắt đầu nới lỏng một số hạn chế. Chính phủ Lào đã công bố một số biện pháp nới lỏng các quy định hạn chế từ ngày 4/5  để đưa xã hội dần trở lại nhịp hoạt động bình thường trên tinh thần vẫn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa như rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ giãn cách tối thiểu 1m. Còn tại Malaysia, nhiều doanh nghiệp được phép khôi phục hoạt động từ ngày 4/5. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ đặc thù tụ tập đông người và tiếp xúc gần như rạp chiếu phim và các chợ Ramadan, chưa được phép mở cửa trở lại. Các trường học và đền thờ Hồi giáo cũng vẫn đóng cửa. Người dân cũng không được phép về quê trong kỳ nghỉ Eid cuối tháng 5, sau tháng lễ Ramadan. Số ca nhiễm mới ở Malaysia đã chậm lại đáng kể trong vài tuần trở lại đây. Hiện Malaysia ghi nhận khoảng 6.000 ca mắc và 100 ca tử vong vì dịch bệnh.

Thái Lan đã 5 ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới theo ngày ở mức 1 chữ số. Tính đến ngày 1/5, tại nước này có tổng cộng 2.960 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đang phát triển các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể cho kết quả trong 15 phút dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch. Bộ xét nghiệm này sử dụng nguyên lý sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgM và IgG mà hệ miễn dịch của người bị nhiễm COVID-19 sản sinh ra.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với 1.128.555 ca mắc bệnh và 65.668 ca tử vong. Xếp sau Mỹ vẫn là các quốc gia châu Âu, gồm Tây Ban Nha với 242.988 ca mắc COVID-19 và 24.824 ca tử vong. Tiếp đó là Italy - với 207.428 ca mắc COVID-19 và 28.236 ca tử vong. Anh hiện có 177.454 ca mắc COVID-19, trong đó có 27.510 ca tử vong, tiếp đó là Pháp với 167.346 ca mắc và 24.594 ca tử vong, Đức là 164.077 ca mắc và 6.736 ca tử vong.

Tổng thống Donald Trump ngày 01/05 cho biết ông hy vọng số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ sẽ dưới mức 100 nghìn người. Tổng thống Trump cho biết các chỉ dẫn được thực hiện trong vòng 30 ngày qua nhằm làm chậm lại sự lây lan của virrus đã giúp cứu mạng hàng nghìn người. Ông Trump cũng hy vọng số người tử vong ở Mỹ sẽ ở dưới mức 100.000, đồng thời 1 lần nữa nhấn mạnh virus này có thể được chặn đứng tại nơi khởi nguồn nhưng điều này đã không xảy ra.

Kiểm tra thân nhiệt các tài xế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại bang Parana, BrazilKiểm tra thân nhiệt các tài xế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại bang Parana, Brazil

Theo số liệu của hãng tin AFP tổng hợp từ các nguồn chính thức tính tới 0h40 phút ngày 2/5 (giờ Hà Nội), số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 140.000 người. Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 1.495.293 ca mắc bệnh và 140.096 ca tử vong trong số 234.987 người tử vong vì dịch bệnh trên khắp thế giới. Các nước châu Âu có số ca tử vong lớn nhất do COVID-19 là Italy với 28.236 người, tiếp đến là Anh, Tây Ban Nha và Pháp với số người tử vong ở mỗi nước lần lượt là 27.510, 24.824 và 24.594 ca.

Tại Nga, ngày 1/5 nước này ghi nhận thêm 7.933 người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang trong vòng một ngày, mức cao nhất trong ngày từ trước tới nay, đẩy tổng số ca mắc COVID-19 lên 114.431 người.

Hiện Nga là một trong những quốc gia ở châu Âu có nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2, chủ yếu tại vùng Moskva và thành phố Saint Petersburg. Hồi đầu tuần này, Tổng thống Putin cho biết tình hình hiện “rất phức tạp” và cảnh báo khả năng Nga chưa đạt tới đỉnh dịch. Mặc dù vậy, chính phủ Nga cũng đã đề cập tới khả năng dỡ bỏ một số biện pháp trong lệnh phong tỏa từ ngày 12/5 tới.

Đến ngày 1/5, tại Ukraine đã ghi nhận 10.861 ca nhiễm dịch Covid-19, trong đó có 2.154 nhân viên y tế và 754 trẻ em. Đã có 369 nhân viên y tế được chữa khỏi. Tính chung, tại Ukraine, có 1.413 người đã bình phục, 272 ca tử vong.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế Ukraine, các khu vực đã nhận được tiền cần thiết để tăng lương cho các bác sĩ gấp ba lần. Việc thanh toán thêm cho các dịch vụ trong bệnh viện sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Y tế Quốc gia Ukraine.

Tính đến 6 giờ sáng 2/5 (giờ VN), Brazil ghi nhận 91.737 ca mắc COVID-19 và 6.384 ca tử vong. Trước đó, nước này đã trải qua ngày 30/4 với kỷ lục về số ca nhiễm virus mới, 7.218 ca. Chính quyền thành phố Rio de Janeiro cảnh báo hệ thống bệnh viện tại đây có thể sẽ “sụp đổ” trong những ngày tới do số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng.

Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định nước này cần chuẩn bị cho một đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai có thể xảy ra vào tháng 10 và 11 tới, cho dù dịch bệnh nguy hiểm này có thể lây lan chậm hơn trong mùa Hè. Tính đến hết ngày 1/5, quốc gia Trung Âu này ghi nhận 2.863 ca mắc COVID-19 và 323 ca tử vong. Hungary sẽ dỡ bỏ phần lớn những hạn chế được áp đặt tại các vùng nông thôn từ ngày 4/5, theo đó các cửa hàng được phép mở cửa trở lại.

Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm triển lãm Ifema ở thủ đô Madrid được chính quyền Tây Ban Nha đưa vào sử dụng từ ngày 22/3 và được coi là biểu tượng cho cuộc chiến khốc liệt chống lại Covid-19 tại đất nước Tây Ban Nha, vùng dịch lớn thứ 2 trên thế giới.

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 2/5, lần đầu tiên kể từ ngày 15/3, người dân Tây Ban Nha sẽ được phép tự do ra đường để đi dạo hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, nhằm tránh các cuộc tụ tập đông người, chính quyền Tây Ban Nha quy định khung giờ ra đường cho các độ tuổi khác nhau.

Trong khi đó, Mexico là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất tại châu Mỹ, tới 9,67%, trong bối cảnh 70% dân số nước này mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và béo phì. Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, cơ quan chức năng kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 30/5. Dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra vào tuần tới và kéo dài trong vòng 3 tuần.

Tối 1/5, Bộ Nội vụ ẤnĐộ (MHA) đã ban hành chỉ thị tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần sau ngày 4/5, trong bối cảnh số bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này đã tăng lên 35.365 ca với 1.152 trường hợp tử vong. MHA cũng ban hành tài liệu hướng dẫn mới để điều tiết các hoạt động khác nhau trong giai đoạn này dựa trên cơ sở phân vùng nguy cơ dịch bệnh đối với các quận huyện trên cả nước theo các khu vực theo màu đỏ, cam và xanh. Bản hướng dẫn cho phép nới lỏng đáng kể các biện pháp hạn chế tại những vùng được đánh dấu màu cam và màu xanh.

Cùng ngày, Nhật Bản thông báo sẽ cung cấp miễn phí thuốc kháng virus Avigan cho 43 nước để tiến hành nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh COVID-19. Thuốc Avigan dự kiến sẽ được gửi đến các nước trên sau khi đợt nghỉ Tuần lễ Vàng tại Nhật Bản kết thúc vào ngày 6/5. Khoảng 80 nước đã bày tỏ sự quan tâm tới thuốc Avigan. Mỗi quốc gia sẽ nhận lượng thuốc Avigan đủ để điều trị cho khoảng 20-100 người vì mục đích nghiên cứu.

Đáp trả những phát biểu gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông có các bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 đến từ một phòng thí nghiệm của Viện virus học Vũ Hán – Trung Quốc, Giám đốc điều hành, đồng thời là người phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan khẳng định, virus này có nguồn gốc tự nhiên.

“Liên quan đến nguồn gốc của virus xuất hiện tại Vũ Hán, chúng tôi đã lắng nghe đi, nghe lại rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu đoạn gen của virus này và chúng tôi đảm bảo rằng virus này có nguồn gốc tự nhiên”.

Đối với các cáo buộc từ chính quyền Mỹ và cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng khẳng định, WHO đã cảnh báo sớm để các quốc gia có đủ thời gian chuẩn bị.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tính đến ngày 15/03/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; cấp giấy phép cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 347,13 triệu USD; có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6,91%, tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về mức học phí, các khoản thu, danh mục sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thành phố.

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.