Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp dệt may đối mặt với hàng loạt thách thức

Mặc dù đã vượt khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, song doanh nghiệp dệt may trong nước đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: Thị phần không có sự cải thiện, chi phí vận tải cao, bất lợi về tỷ giá, mất cân đối lao động, yêu cầu “xanh hóa trong sản xuất”, khoản đầu tư máy móc, công nghệ lớn…

Năm 2021, ngành dệt may đã về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước. Nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.

Đồng thời, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 05 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III/2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ thế nào sau đó vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch. 

Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia, dù thị trường dệt may khởi sắc nhưng nhiều đối thủ của dệt may Việt Nam như: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ… cũng tăng tốc và có nhiều nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong năm 2021.

Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa trong sản xuất” như: Thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải. Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Rào cản lớn nhất hiện nay với các doanh nghiệp là khoản đầu tư lớn khi đầu tư máy móc, công nghệ. Tuy nhiên, không phải vì thấy khó mà dừng lại, vì nếu để mất khách hàng doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động. Do đó, chuyển đổi theo hướng “xanh hóa” là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp.

Trước những thách thức của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine, vì đây là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới.

Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do...

Từ thực tiễn đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may qua hai năm xảy ra dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nhận thấy, làm chủ nguyên liệu trong nước là giải pháp tiên quyết giúp phát triển bền vững, chắc chắn hơn trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài. Điển hình như, Vinatex cùng các đơn vị thành viên đang tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi - dệt- nhuộm - may trong nước.

Liên quan đến việc “xanh hóa” ngành dệt may, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đặt ra kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước. Đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời, xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may rất cần sự hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành. Đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô; lãi suất, tỷ giá phải phù hợp cho thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm có hướng dẫn gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có điều kiện phục hồi nhanh.

Mặt khác, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hải quan, sửa đổi quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP, cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn thay vì khuyến khích gia công.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Chính sách và nguồn lực nào cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao?
Chính sách và nguồn lực nào cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao?

Hội thảo "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" đề cập đến một vấn đề thời sự, rất quan trọng, nhằm cụ thể hóa và triển khai các chủ trương lớn của Đảng về phát triển văn hóa, thể thao.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 11: FPT phát triển không ngừng nghỉ
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 11: FPT phát triển không ngừng nghỉ

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Cảnh báo lừa đảo làm giả các quyết định, thông báo của toà án
Cảnh báo lừa đảo làm giả các quyết định, thông báo của toà án

Công an TP. Hồ Chí Minh đang phối hợp với TAND thành phố xung quanh việc thu thập tài liệu về chiêu lừa giả danh tòa án cũng như tuyên truyền đến người dân.

Cần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Ninh
Cần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Ninh

Vốn đầu tư công là nguồn lực, động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh hiện tương đối chậm so với kế hoạch đã đề ra, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư công.

Phú Yên tạm giữ trên 18.000 sản phẩm vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ trên 18.000 sản phẩm vận chuyển trái phép

Theo từ Cục Quản lý thị trường tỉnh PhúYên, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép với số lượng lớn. Trên 18.000 sản phẩm vi phạm đã bị tạm giữ..

Quảng Ninh chấp thuận dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ thành vật liệu san lấp công trình
Quảng Ninh chấp thuận dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ thành vật liệu san lấp công trình

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản đồng ý và yêu cầu cơ quan liên quan cấp chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung, tại xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều. Cụ thể, bổ sung dây chuyền chế biến chất thải rắn xây dựng, chế biến đất đá thải mỏ thành vật liệu gia cố nền móng công trình xây dựng.