Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tới Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵ

UBND TP. Đà Nẵng vừa có buổi gặp mặt với lãnh đạo các DN Nhật Bản đang triển khai dự án trên địa bàn. Theo đó, các bên thống nhất đề ra những giải pháp kịp thời nhằm tăng hiệu quả đầu tư và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư Nhật Bản đến với Đà Nẵng.


Thời cơ để phát triển

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư, tại Đà Nẵng hiện có 68 dự án của DN Nhật Bản, chiếm tỷ lệ 24,5% trong tổng số 277 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 355,5 triệu USD; Nhật Bản là nước đứng đầu về số lượng các dự án đầu tư và đứng thứ 4 về lượng vốn đầu tư. Phần lớn các dự án Nhật Bản đầu tư tại Đà Nẵng thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 87,9%); dự án dịch vụ và chế biến thuỷ hải sản. Ngoài các tập đoàn, công ty lớn như Mabuchi Motor, Daiwa-Seiko, Foster đã đi vào hoạt động hiệu quả, ngày càng nhiều DN trong lĩnh vực CNTT đầu tư vào Đà Nẵng với 15 công ty Nhật chuyên thiết kế, gia công phần. Về du lịch, dịch vụ, Nhật Bản là thị trường khách lớn, trọng điểm của Đà Nẵng, thuộc top 10 thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng hằng năm.

Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, mặc dù tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng trong thời gian qua có những dấu hiệu chững lại nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn rất quan tâm đến TP. Đà Nẵng. Cụ thể trong năm 2013, các dự án FDI Nhật Bản chiếm 95% tổng vốn cấp mới, các dự án đang hoạt động đã được các DN tin tưởng tăng vốn, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng là những DN tiên phong trong việc đưa vốn và kỹ thuật tiên tiến vào khu công nghệ cao Đà Nẵng với 2 dự án của Công ty Tokyo Keili và Công ty Niwa Foundry chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí thủy lực chính xác cao.

Các dự án của Nhật Bản tại Đà Nẵng được đánh giá là thành công, có những bước phát triển bền vững, doanh thu tăng khá. Kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức cao, năm 2012 ước đạt 227 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2007, chiếm 37,7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Tuy nhiên, việc nộp ngân sách từ các công ty Nhật Bản chưa cao do các dự án vẫn còn trong thời hạn hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư và phần lớn sản phẩm sản xuất để phục vụ xuất khẩu.

Giải quyết những khó khăn

Hiện nay, DN Nhật Bản đang sử dụng khoảng 27.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, là một trong khối các DN bảo đảm tốt vấn đề an sinh – xã hội của người lao động tại thành phố. 100% DN thực hiện công khai, minh bạch việc ký kết hợp đồng lao động, chế độ trả lương, thưởng, hỗ trợ tăng ca, thuê nhà trọ… cao hơn mức tối thiểu quy định. Mặt khác, 95% DN Nhật Bản sử dụng máy móc nhập từ Nhật Bản với công nghệ cao và có tới 56,4% mua nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ từ các nhà sản xuất, cung cấp tại Việt Nam. Điều này làm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Đánh giá về môi trường đầu tư tại Đà Nẵng, ông Yuichi Bamba, Phó trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản – JETRO cho biết: Đà Nẵng thích hợp cho các loại hình công nghiệp chế tạo (gia công, sử dụng nhân công nhiều do Đà Nẵng có những lợi thế như mức lương rẻ so với cả nước trong khối đang phát triển; cơ sở giáo dục tốt; cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và luôn được nâng cấp; đặc biệt, Đà Nẵng có mối quan hệ tốt với Nhật Bản, Đà Nẵng đã đặt văn phòng đại diện tại Tokyo và quan hệ hợp tác với nhiều thành phố khác của Nhật Bản. Phía Nhật Bản cũng đã thiết lập văn phòng đại diện tại Sở Ngoại vụ…

Tuy vậy, Đà Nẵng cũng có những vấn đề tồn đọng như thị trường nhỏ; tỷ lệ thu mua tại chỗ thấp dẫn đến giá thành cao; không có công ty thích hợp để liên doanh; hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội chưa hoàn chỉnh; môi trường sống, sinh hoạt cho người Nhật Bản như trường học, bệnh viện còn thiếu; hệ thống tín dụng, pháp lý, cứu trợ chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, nền kinh tế quốc nội có những dấu hiệu bất ổn như lạm phát, lãi suất cao, đồng nội tệ mất giá; mức lương có khuynh hướng tăng (trong 2 năm liên tiếp tăng 20%); thay đổi chính sách đột ngột (ví dụ chính sách thuế)… ông Yuichi Bamba cho hay.

Chi hội DN Nhật Bản tại Đà Nẵng đưa ra những băn khoăn trong việc giải thích và vận dụng thực tế Luật lao động; không có thủ tục gia hạn giấy phép lao động; vấn đề xử lý nước thải, hạ tầng trong các khu công nghiệp, các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chính sách thuế và những ưu đãi, nguồn cung cấp lao động. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường ô tô, hệ thống thoát nước công cộng, tình trạng vệ sinh trong các khu công nghiệp còn thấp kém, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của DN; chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm bị đẩy cao do vận chuyển bằng tàu biển tại Đà Nẵng không phát triển, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không còn ít chuyến bay, hành lang kinh tế Đông Tây còn nhiều hạn chế…

Nhiều vướng mắc của DN Nhật Bản trong phạm vi của thành phố đã được tháo gỡ ngay tại buổi đối thoại. Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhấn mạnh, chính quyền TP. Đà Nẵng luôn muốn lắng nghe những đề xuất cụ thể từ DN để giải quyết kịp thời nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng các DN Nhật Bản cũng như DN trong và ngoài nước phát triển. Xác định, nhà đầu tư Nhật Bản là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể tách rời đối với đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng, chính quyền thành phố tăng cường hỗ trợ và quan tâm đúng mức nhằm tạo điều kiện, môi trường đầu tư tốt hơn để Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Chính quyền Thành phố rất coi trọng cộng đồng DN Nhật Bản đang làm ăn, sinh sống tại Đà Nẵng và xem đây là cầu nối, là kênh quảng bá uy tín, tin cậy đối với các DN Nhật Bản tiềm năng. Đây cũng là vấn đề mà ông Yuichi Bamba lưu ý về cách tiếp thị có hiệu quả nhất môi trường đầu tư cho Đà Nẵng.

Thu Hằng

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).