Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần vốn để phục hồi và phát triển

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh, giai đoạn này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang rất cần vốn. Chính vì thế, nếu không có một giải pháp tài chính phù hợp và kịp thời để hỗ trợ thì sự phục hồi và phát triển của các DNNVV chắc chắn sẽ bị chậm lại.

Toàn cảnh Hội thảoToàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến các DNNVV”, TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết, năm 2020, sự bùng phát dịch của Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Điều này khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có lĩnh vực vận tải, du lịch và tiểu thương.

Kết quả khảo sát các DNNVV diễn ra từ ngày 29/7/2020 đến ngày 27/9/2020 cho thấy tác động của dịch Covid-19 là rất nặng nề về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, đầu ra, vốn, doanh thu… Theo đó, với các DN ngành du lịch, doanh thu quý I/2020 giảm 66,93% so với cùng kỳ, doanh thu tháng 4/2020 giảm 73,08% so với cùng kỳ, và đến tháng 5/2020 doanh thu có tăng nhẹ tuy nhiên vẫn giảm 73,72% so với cùng kỳ. Trong khi đó, các DN ngành vận tải có doanh thu quý I⁄2020 giảm 60,93% so với cùng kỳ, doanh thu tháng 4/2020 giảm 55% so với cùng kỳ, và đến tháng 5/2020 doanh thu có tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn giảm 39,12% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, các tiểu thương là nhóm có quy mô và nguồn vốn nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực phục vụ tiêu dùng thiết yếu nên chịu tác động càng lớn. Khi xảy ra dịch bệnh, các chi phí phát sinh lớn và nguồn cung giảm sút dẫn đến ảnh hưởng rất mạnh đến doanh thu. Cụ thể, doanh thu quý I/2020 giảm 70% so với cùng kỳ; doanh thu tháng 4/2020 giảm 55% so với cùng kỳ; và đến tháng 5/2020 doanh thu có tăng nhẹ tuy nhiên vẫn giảm 50% cùng kỳ.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hầu hết các DN đều chịu tác động tiêu cực và năm 2020 chứng kiến số DN rời khỏi thị trường lớn nhất. Trong 4 tháng đầu năm, số DN rời khỏi thị trường nhiều hơn số DN thành lập mới. Tuy nhiên sau những chính sách của Nhà nước và nỗ lực khống chế dịch bệnh, số lượng DN thành lập mới có sự tăng trưởng trở lại. Trước những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Chính phủ cũng đã có những chính sách kịp thời hỗ trợ như giảm, miễn thuế, giãn nợ, đưa ra các gói hỗ trợ… Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn những bị động. DN cần những chính sách thiết thực và mong muốn qua cuộc khảo sát, VINASME cần đưa ra những kiến nghị mạnh mẽ hơn để các chính sách có hiệu quả nhất đối với DN, ông Cương nhấn mạnh.

Theo bà Đoàn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ phát triển DNNVV, các chính sách mà Chính phủ đưa ra là rất kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập nên việc triển khai tới DN hiện vẫn chưa thực sự hiệu quả. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các DN tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ còn ít.

Còn dưới góc độ của mình, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, với sự chủ động của DN, nỗ lực vượt khó huy động mọi nguồn và các chính sách chống dịch hiệu quả, lực lượng DN đang có sự phục hồi. Chính trong giai đoạn này thì các chính sách về tín dụng có vai trò rất quan trọng để giúp DN có thể tái cấu trúc, đầu tư đổi mới hạ tầng, công nghệ.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh, giai đoạn này các DNNVV đang rất cần vốn. Chính vì thế, nếu không có một giải pháp tài chính phù hợp và kịp thời để hỗ trợ thì sự phục hồi và phát triển của các DNNVV chắc chắn sẽ bị chậm lại.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB tại Việt Nam cho biết, để ứng phó Covid-19, ADB luôn sẵn sàng gặp gỡ, trao đổi với các đối tác Việt Nam để tìm giải pháp, cách thức hỗ trợ hiệu quả nhất. Thời gian qua ADB cũng đã phối hợp với VINASME để đánh giá những khó khăn của DNNVV và triển khai những giải pháp để hỗ trợ. ADB cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch cũng như giải pháp kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn mà DN đang vướng phải. Trong thời gian tới ADB mong muốn các chính sách của Chính phủ và các gói hỗ trợ tài chính đối với các DNNVV mang tính bền vững, tập trung phục hồi tăng trưởng xanh về dài hạn.

Với mục tiêu tìm hiểu và xác định những nguyên nhân chính tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vận tải, du lịch và tiểu thương, chương trình khảo sát giúp cho các DN nắm bắt được các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó, DN sẽ có cách nhìn toàn diện hơn về thực trạng kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, tập trung tốt hơn trong việc hoạch định cải thiện và phân phối nguồn lực cũng như duy trì hoạt động sau đại dịch. Kết quả khảo sát cũng giúp cho Chính phủ có các chính sách để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch.

Chương trình khảo sát này không chỉ giúp cho các DNVVN trong lĩnh vực vận tải, du lịch và buôn bán nhỏ lẻ tiểu thương mà còn là cơ sở cho các nghiên cứu tương tự đối với các loại hình kinh doanh khác ở Việt Nam. Đồng thời cũng giúp các công ty nghiên cứu thị trường, các ngân hàng có một công cụ để đo lường tác động của đại dịch Covid-19 đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, bổ sung như một tài liệu tham khảo về tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới ảnh hưởng của Covid-19.

 T.Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.