Theo Kế hoạch, Đồng Tháp duy trì, củng cố nâng chất các sản phẩm đạt chứng nhận 3 - 5 sao OCOP; hỗ trợ ít nhất 05 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia;
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất: 50% sản phẩm OCOP công nhận năm 2021 tham gia đánh giá, phân hạng lại năm 2024; 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại và có 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên môi trường trực tuyến…
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu trên, Kế hoạch của Đồng Tháp đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, Đồng Tháp rà soát, tuyển chọn và ươm tạo các sản phẩm khởi nghiệp phát triển thành các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm khai thác, gắn kết nguyên liệu địa phương;
Đồng Tháp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp tham gia có hiệu quả vào Chương trình OCOP trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu, phát huy tối đa giá trị gia tăng nguồn tài nguyên bản địa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bên cạnh đó hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, hướng đến sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đồng thời, đồng Tháp hỗ trợ các khu, điểm du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, đạt chuẩn OCOP đối với sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề, làng nghề truyền thống.
Yến Linh(t/h)