Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự toán ngân sách nhà nước 2020: Bội chi 3,44% GDP

Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2019 và triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2020. Theo đó, dự toán NSNN 2020 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tổng số chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN là 234,8 nghìn tỷ đồng (3,44% GDP).

Tình hình phân bổ, giao dự toán

Báo cáo cho thấy, dự toán NSNN năm 2020 được Quốc hội quyết định với tổng số thu là 1.512,3 nghìn tỷ đồng; tổng số chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng; bội chi NSNN là 234,8 nghìn tỷ đồng (3,44% GDP), trong đó bội chi NSTW là 217,8 nghìn tỷ đồng, bội chi NSĐP là 17 nghìn tỷ đồng; tổng mức vay của NSNN để bù đắp bội chi và chi trả nợ gốc là 488,9 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, đối với các bộ, cơ quan trung ương, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, chậm nhất đến ngày 31/12/2019 các bộ, cơ quan trung ương phải hoàn thành việc phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2020 cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; gửi kết quả cho Bộ Tài chính để kiểm tra, đảm bảo việc phân bổ đúng chính sách, chế độ, dự toán được giao.

Trên thực tế, đến hết tháng 2/2020, các bộ, cơ quan trung ương mới thực hiện phân bổ, giao dự toán chi đầu tư cho các chủ đầu tư đạt xấp xỉ 80% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao; số chưa phân bổ còn lại (khoảng 22,18 nghìn tỷ đồng) đang báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, để phân bổ cho các dự án theo quy định.

Với kinh phí thường xuyên, Bộ Tài chính đã kiểm tra, thống nhất với các bộ, cơ quan trung ương phân bổ đạt khoảng 95% dự toán được giao, đảm bảo đúng chế độ, dành đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương và bố trí hợp lý cho các mục tiêu ưu tiên theo quy định.

Đối với các địa phương, hội đồng nhân dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã họp quyết định nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020 của địa phương. Theo đó, tổng số thu cân đối NSNN trên địa bàn (không bao gồm các khoản thu quản lý qua ngân sách) là 1.577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 44,8 nghìn tỷ đồng (2,9%) so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Tổng chi cân đối NSĐP (không bao gồm các khoản chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW) là 957,1 nghìn tỷ đồng, tăng 60,1 nghìn tỷ đồng (+6,7%) so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Trường hợp các địa phương quyết định dự toán thu, chi NSĐP chưa phù hợp, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại cho phù hợp theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, hoặc trong quá trình điều hành ngân sách năm 2020 phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để bổ sung ngân sách cho các lĩnh vực bố trí thấp hơn dự toán được giao.

Trong các tháng tới, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thứcTrong các tháng tới, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Thu, chi NSNN 4 tháng đầu năm

Về thu NSNN, theo Chính phủ, tổng thu thực hiện 4 tháng đầu năm ước đạt 491,38 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% dự toán, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 đạt 37% dự toán, tăng 14,9%).

Cụ thể, đối với thu nội địa, ước đạt 408,76 nghìn tỷ đồng, bằng 32,3% dự toán, giảm 3,7% so cùng kỳ năm. Trong đó, có 6/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 33%); các khoản thu còn lại, bao gồm cả các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019.

Cơ quan thuế đã tập trung triển khai làm tốt công tác quản lý thu ngay từ đầu năm, rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm tra việc kê khai, quyết toán thuế của doanh nghiệp, để thu đúng, đủ, kịp thời số phát sinh vào NSNN. Tính đến ngày 20/4/2020, đã thực hiện trên 11,7 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra khoảng 97,5 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, kiến nghị xử lý thu vào ngân sách và giảm lỗ gần 17,9 nghìn tỷ đồng, trong đó thu vào NSNN 7,8 nghìn tỷ đồng (thực tế đã thu được NSNN 3.136 tỷ đồng); tích cực xử lý thu hồi 8,7 nghìn tỷ đồng thuế nợ đọng từ năm trước chuyển sang.

Bên cạnh đó, đã phương khẩn trương tổ chức triển khai Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế kê khai, lập, gửi giấy đề nghị gia hạn theo phương thức điện tử... 

Thu về từ dầu thô, ước đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, bằng 52,1% dự toán, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, ước đạt 63,9 nghìn tỷ đồng, bằng 30,8% dự toán, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2019, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 101 nghìn tỷ đồng, bằng 29,9% dự toán, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2019; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 37 nghìn tỷ đồng, bằng 28,5% dự toán.

Về chi NSNN, Báo cáo cho thấy, tổng chi NSNN 4 tháng đạt 472,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27% dự toán, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 89,3 nghìn tỷ đồng, bằng 19% dự toán, tăng 30,3%, cao hơn cùng kỳ năm trước cả về tiến độ và mức tăng trưởng; chi trả nợ lãi đạt 41,2 nghìn tỷ đồng, bằng 34,9% dự toán, tăng 4%; chi thường xuyên đạt 339,1 nghìn tỷ đồng, bằng 32,1% dự toán, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhìn chung, các nhiệm vụ chi ngân sách trong 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội. Để phòng, chống dịch Covid-19, NSTW và NSĐP đã và sẽ tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ cho người dẫn gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Dự báo tình hình những tháng cuối năm

Từ đầu năm đến nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá xảy ra trên diện rộng cùng với dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19, có tác động rất lớn đến mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội.

Trong các tháng tới đây, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đáng chú ý là rủi ro diễn biến dịch bệnh Covid-19, tác động của suy giảm tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu; giá dầu thô sụt giảm.

Trong bối cảnh đó, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra đầu tháng 4, khả năng tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên thế giới, thời điểm kết thúc dịch bệnh và hiệu quả của việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và an toàn xã hội. Trong đó, WB dự báo mức 3%, Fitch dự báo mức 2,9% và IMF dự báo mức 2,7%.

Những khó khăn trên sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động thu, chi NSNN. Cụ thể, đối với thu NSNN, sẽ chịu tác động bởi 4 nhân tố chính: Tăng trưởng kinh tế khả năng đạt thấp; Giá dầu thô giảm sâu; Điều chỉnh chính sách thu NSNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia định và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; Tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp (hiện đang rất chậm, là một rủi ro lớn đối với nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước).

Đối với chi NSNN, để ứng phó với dịch bệnh, NSNN phải đáp ứng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển (bao gồm kế hoạch năm 2019 chuyển sang) nhằm phục hồi và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo chi trả nợ đến hạn và thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo dự toán; đồng thời, dự kiến phải tăng chi khoảng 52 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống, dập dịch, hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, đảm bảo an sinh và an toàn xã hội...

Theo Chính phủ, việc cân đối NSNN trong điều kiện thu ngân sách dự kiến giảm, chi ngân sách tăng, ảnh hưởng lớn đến cân đối NSNN. Theo phương án trên, chênh lệch chi lớn hơn thu (thiếu nguồn) phát sinh khoảng 130 - 150 nghìn tỷ đồng, trong đó NSTW thiếu nguồn khoảng 90 - 110 nghìn tỷ đồng.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

TikTok bị xử phạt gần 1,9 triệu bảng vì không cung cấp kịp thời dữ liệu an toàn trẻ em
TikTok bị xử phạt gần 1,9 triệu bảng vì không cung cấp kịp thời dữ liệu an toàn trẻ em

Cơ quan quản lý viễn thông Ofcom của Anh vừa xử phạt nền tảng chia sẻ video trực tuyến TikTok gần 1,9 triệu bảng vì không cung cấp kịp thời dữ liệu an toàn trẻ em.

Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Thị trường gạo tăng nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Thị trường gạo tăng nhẹ

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (27/7) tại thị trường trong nước duy trì ổn định với gạo. Giá lúa tăng từ 100 đồng/kg.Thị trường gạo giá tăng nhẹ.

Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?
Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?

Trong cuộc đua công nghệ bán dẫn - AI, Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?

THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics
THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động, tối ưu hóa chuỗi dịch vụ, hướng tới mô hình giao nhận - vận chuyển thông minh, THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị hoạt động logistics.

Kiến nghị sửa quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học
Kiến nghị sửa quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học

Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị sửa Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học.

Quy định mới tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ từ ngày 1/8
Quy định mới tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ từ ngày 1/8

Tiêu chuẩn mới về diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ được quy định tại Quyết định số 11/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.