Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đường dây buôn lậu 204 triệu lít xăng: Những lần ngã giá và hồi kết vì sao không bị xử lý hình sự?

TAND tỉnh Đồng Nai chuẩn bị xét xử vụ buôn lậu 204 triệu lít xăng. Đây là vụ buôn lậu lớn nhất từ trước đến nay được đưa ra xét xử liên quan đến cựu cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan.

Những lần ngã giá

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, tháng 09/2019, Phan Thanh Hữu, cựu Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh, hoán đổi tiền góp vốn với một giám đốc doanh nghiệp để lấy 4 tàu Nhật Minh (06, 07, 08, 09), nhằm vận chuyển lậu xăng từ Singapore về Việt Nam.

Hữu và Đào Ngọc Viễn (cựu Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng) cùng 03 người khác góp 53,4 tỷ đồng để mua xăng, lợi nhuận thu được sẽ chia cho Hữu 40%, Viễn và những người còn lại 60%.

Các tàu chở xăng trong vụ án buôn lậu 204 triệu lít xăng. Ảnh: Công an tỉnh Đồng Nai
Các tàu chở xăng trong vụ án buôn lậu 204 triệu lít xăng. Ảnh: Công an tỉnh Đồng Nai.

Viễn giới thiệu cho Hữu liên hệ với chủ hàng ở Singapore thỏa thuận về giá và cách thức nhận hàng. Viễn điều 2 tàu biển chuyên dụng có tổng trọng lượng 8.000 tấn đậu tại vùng biển tự do giáp ranh giữa các nước Singapore, Indonesia, Malaysia. Đến khi có tín hiệu, các tàu này sẽ vào cảng Vopak (Singapore) liên lạc với đại lý để nhận hàng. Về tới vùng biển Việt Nam thì tàu Nhật Minh 07, 08, 09 ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long; các tàu Khánh Hòa 1, 3 đưa vào cảng Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ.

Quá trình thực hiện hành vi nhận xăng nhập lậu đưa về tỉnh Vĩnh Long, Nguyễn Hữu Tứ (SN 1966, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nhận được thông tin có lực lượng của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đang triển khai lực lượng để bắt giữ các tàu Nhật Minh.

Tứ đã báo cho Hữu biết. Hữu yêu cầu Tứ tìm mọi cách gặp Ngô Văn Thụy, cựu Đội trưởng Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan. Tứ đã nhờ Nguyễn Đức Quyền (là cán bộ Hải quan đội 3, người quen của Tứ) để nhờ Quyền giới thiệu cho Tứ gặp Thụy.

Sau khi Quyền giới thiệu, ngày 26/01/2021, Tứ gọi cho Thụy xin được gặp mặt và Thụy đồng ý. Thời điểm này Thụy đang cùng các cán bộ Đội 3 do Thụy điều động đến Cần Thơ để triển khai việc bắt giữ tàu Nhật Minh. Tứ đã cùng Trần Ngọc Thanh (chung sống như vợ chồng với Tứ) đến gặp Thụy tại Nhà hàng Biển Đông, TP. Cần Thơ.

Khi gặp và cùng ăn trưa với Thụy, Tứ có đưa cho 1 phong bì bên trong đựng số tiền 10.000 USD nhưng Thụy không nhận phong bì. Sau đó Thụy mời Tứ, Thanh đến nhà hàng Lúa Nếp để ăn trưa cùng các cán bộ trong đội của Thụy. Sau buổi gặp này Tứ xin được đến nhà Thụy. Thụy đồng ý và nhắn tin cho Tứ địa chỉ nhà là “73 Cù Lao, quận Phú Nhuận”.

Chiều 27/01/2021, Tứ và Thanh đến nhà của Thụy. Khi đến Tứ mang theo phong bì có 10.000 USD, 1 thẻ ATM do Tứ đứng tên chủ tài khoản có 100 triệu đồng. Tứ tiếp tục đặt vấn đề với Thụy nhờ giúp cho Hữu dùng tàu Nhật Minh đưa xăng nhập lậu về Vĩnh Long bán cho Tứ. Sau đó Thụy mời Tứ, Thanh lên lầu ăn cơm. Trước khi lên lầu, Tứ để phong bì trên vào hộc bàn tại phòng khách. Khi ra về Tứ có báo cho Thụy biết quà Tứ để trong hộc bàn, mật khẩu của thẻ ATM 4 số cuối điện thoại của Tứ.

Khoảng 16h ngày 29/01/2021, Hữu đi xe máy đến nhà Thụy. Trước khi vào nhà, Hữu ra xe máy mở cốp lấy túi nylon bên trong đựng 500 triệu đồng mang vào phòng khách đặt trên ghế salon và nói “có chút quà gửi em đi Bắc”. Thụy trả lời Hữu rằng: “Em để anh làm đến tết, sau tết gặp nhau tính”. Hữu nghe vậy thì hiểu rằng Thụy đã đồng ý cho Hữu tiếp tục sử dụng tàu Nhật Minh chở xăng lậu.

Vì sao trùm buôn lậu 200 triệu lít xăng không bị xử tội đưa hối lộ?

Dù hành vi của nhóm Hữu đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ, nhưng để khuyến khích người phạm tội chủ động khai báo và lập công chuộc tội cơ quan tố tụng quyết định không xem xét xử lý hình sự.

Ngày 14/07, sau 02 ngày làm việc, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên phạt 14 bị cáo trong vụ nhận hối lộ, bảo kê buôn lậu xăng xảy ra tại một số đơn vị cảnh sát biển, biên phòng phía nam.

Trong đó, VKS đề nghị tuyên phạt ông Lê Văn Minh (cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) 15-17 năm tù; ông Lê Xuân Thanh, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, 15 năm tù, ông Phạm Văn Trên, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh 9-11 năm tù…

Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: Thông tấn Quân sự
Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: Thông tấn Quân sự.

Tám bị cáo khác, chủ yếu là các cựu quân nhân thuộc lực lượng biên phòng và cảnh sát biển, bị đề nghị từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 17 năm tù, cùng về tội danh nêu trên.

Riêng ông Nguyễn Thế Anh - cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, bị đề nghị tù chung thân về tội nhận hối lộ và 1-2 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Tổng hợp hình phạt đề nghị là tù chung thân.

Bị cáo Phùng Danh Thoại - cựu Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, là người duy nhất bị truy tố tội buôn lậu, với mức án đề nghị 7-9 năm tù. Ngoài ra, bị cáo Cao Phước Hoài (lao động tự do, trú tại Bình Định) bị đề nghị 6-7 tháng tù về tội không tố giác tội phạm.

Trước đó, trong vụ án mà Tòa án quân sự quân khu 7 đang xét xử, “ông trùm” Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), con trai Phan Lê Hoàng Anh và Nguyễn Hữu Tứ được xác định là những người đưa hối lộ cho nhóm bị cáo cựu quân nhân.

Tuy nhiên, sau khi bị Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố, Hữu cùng Hoàng Anh và Tứ đã chủ động khai báo về hành vi của mình. Nhóm Hữu cũng tích cực giúp cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng làm rõ hành vi của 14 bị cáo đang bị đưa ra xét xử.

Phan Thanh Hữu tại phiên toà. Ảnh: Thông tấn Quân sự
Phan Thanh Hữu tại phiên toà. Ảnh: Thông tấn Quân sự.

Dù hành vi của nhóm Hữu đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ, nhưng để khuyến khích người phạm tội chủ động khai báo và lập công chuộc tội, đồng thời áp dụng quy định tại khoản 7, Điều 364, Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, cơ quan tố tụng quyết định không xem xét xử lý hình sự với nhóm này.

Được biết trong phiên xét xử diễn ra tại Hà Nội. Phan Thanh Hữu cùng đồng phạm là Nguyễn Hữu Tứ được dẫn giải từ Đồng Nai ra Hà Nội, theo quyết định triệu tập của HĐXX với tư cách người làm chứng. Cả Hữu và Tứ hiện đều đang bị tạm giam và mới đây bị VKSND tỉnh Đồng Nai truy tố trong vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng.

Ngoài ra, tòa cũng triệu tập một số người khác với tư cách người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bao gồm con trai Hữu là Phan Lê Hoàng Anh, nhưng người này vắng mặt.

Phan Thanh Hữu cùng các bị can đã buôn lậu hơn 204 triệu lít xăng lậu, trị giá gần 2.800 tỷ đồng. Trong đó, đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng Hữu hưởng hơn 105 tỷ đồng. Ngoài việc miễn trách nhiệm hình sự về tội “Đưa hối lộ”, các bị can còn được trả lại 1 phần tiền đưa hối lộ.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016).

Truy xuất sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng sẽ hạn chế hàng giả, hàng nhái
Truy xuất sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng sẽ hạn chế hàng giả, hàng nhái

Tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và thương hiệu của các doanh nghiệp. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng...

Triệt xóa hai đường dây buôn bán 1,4 tấn pháo nổ trước lễ 30/4
Triệt xóa hai đường dây buôn bán 1,4 tấn pháo nổ trước lễ 30/4

Ngày 26/4, thông tin từ Công an TP. HCM, Công an quận Phú Nhuận và Công an huyện Củ Chi vừa triệt phá 2 đường dây vận chuyển, mua bán hàng cấm là pháo nổ các loại với tổng trọng lượng gần 1,4 tấn.

Phân luồng giao thông ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Phân luồng giao thông ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa thông báo về phương án phân luồng, tổ chức hướng dẫn giao thông, phục vụ người dân ra vào thành phố dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định lịch sử

Quyết định chấp nhận giao chiến với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên là một bước ngoặt lớn trong 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân ta.

Giá tiêu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, trong khoảng 96.000 - 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ 500 đồng/kg, trong khoảng 96.000 - 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4 tăng nhẹ trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Bất chấp nguồn cung dồi dào trong dân nhưng thị trường trong nước không giảm.