Cập nhật mới nhất của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, giá mặt hàng nông sản cà phê lại tiếp tục những chuỗi ngày giảm khiến nhiều người phải lo lắng.
Theo đó, vào ngày đầu tuần 13/8, tại các sàn giao dịch, giá cà phê dao động từ 34.500 - 35.100 (Lâm Đồng là tỉnh có giá thấp nhất 34.500 và cao nhất là Gia Lai và Đắk Lắk 35.100 đồng/kg).
Tuy nhiên, chỉ sau một ngày (ngày 14/8) thì giá cà phê đã có chiều hướng đi xuống khi tại tất cả các tỉnh như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông đồng loạt giảm khoảng 200 đồng/kg. Hai ngày 15 - 16/8 mặt hàng nông sản này nối tiếp chuỗi này sụt giá khoảng 600 đồng/kg, đưa cà phê về mức 33.700 - 34.300 đồng/kg, một ngày sau đó mặt hàng này nhích lên 100 đồng/kg.
Giái cà phê liên tục giảm khiến cà nông dân và thương lái lo lắng
Đến phiên giao dịch cuối tuần, cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên lại khiến nhiều người dân và thương lái thất vọng khi sụt giảm mạnh 700 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), sau một ngày giảm đồng giá, nay vẫn giá cà phê tại Bảo Lộc tăng nhẹ 100 đồng, với mức giá thu mua hiện tại là 33.100 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà cũng đang bán với mức giá từ 32.900 đồng/kg - 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê hiện nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) đồng loạt giảm 700 đồng, hiện tại đang ở mức 33.700 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ cũng đang ở mức 33.700 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai giá cà phê cũng đồng loạt giảm 700 đồng/kg và đang có mức giá 33.700 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Kon Tum hiện nay cũng thu mua quanh mức thấp với giá 33.700 đồng/kg.
Tỉnh Đắk Nông giá cà phê 18/8, đến đầu giờ sáng nay giá cà phê giảm đồng loạt 700 đồng/kg đang ở mức giá 33.600 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London giao ngay tháng giao dịch ở mức 1.643 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giao dịch ở mức 1.560 USD/tấn. Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 0,49% xuống mức 102,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 ở mức 104,70 cent/lb, giảm 0,62%.
Qua khảo sát, sản lượng cà phê của Colombia trong tháng 7 giảm 322.000 bao so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn hơn 1 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của nước này được dự đoán vẫn trên 14 triệu bao trong năm nay. Tính từ đầu năm tới nay, sản lượng cà phê của Colombia đạt 7,6 triệu bao, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) ước tính Việt Nam sẽ xuất khẩu được 1,5 triệu tấn cà phê trong niên vụ 2017-2018, với kim ngạch đạt khoảng 3 tỷ USD. So với vụ trước, xuất khẩu cà phê tăng 0,8% về khối lượng nhưng lại giảm 10,5% về giá trị.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 7 tháng của năm 2018 ước đạt 1,16 triệu tấn và 2,22 tỷ USD, tăng 10,8% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 với thị phần lần lượt là 12,4% và 10,2%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là: Indonesia (gấp 8,9 lần), Nga (63,4%) và Philippin (61,1%).
Thị trường Indonesia tăng mạnh là do vụ thu hoạch chính cà phê của nước này vào thời điểm cuối năm, do đó, để đủ lượng cà phê giao dịch, Indonesia phải tăng mua từ một số thị trường có lượng cà phê dự trữ lớn như Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia nhập khẩu cà phê Việt Nam với giá và chất lượng tốt để chế biến cà phê hòa tan, tiêu thụ nội địa, hoặc tái xuất.
Các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, giá cà phê khó tăng do thị trường vẫn đang chịu áp lực nguồn cung từ mùa vụ năm nay và nhu cầu chưa tăng.
Trong tháng 7/2018, thị trường cà phê trong nước biến động giảm nhẹ theo xu hướng thị trường thế giới. So với tháng trước, cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm mạnh.
Đinh Hoàng