Cụ thể, tại kho An Giang, giá lúa nếp An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 8.200 – 8.400 đồng/kg; lúa OM 5451 6.400 – 6.500 đồng/kg; Nàng Hoa 8 ở mức 6.600 -6.800 đồng/kg; giá lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; OM 18 dao động quanh mốc 6.600 – 6.800 đồng; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nếp khô Long An 8.600 – 8.800 đồng/kg, và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg. Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu đứng ở mức 9.800 đồng/kg; gạo thành phẩm 11.100 đồng/kg; Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 ổn định ở mức 9.400 đồng/kg, cám khô dao động quanh mốc 7.450 - 7.550 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay tiếp tục neo cao
Giá lúa gạo hôm nay tiếp tục neo cao.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo các loại bình ổn. Giá lúa Hè thu tương đối vững, giao dịch lúa mới đều. Trong tuần qua, giá lúa gạo liên tục điều chỉnh tăng với mức tăng 50 đồng/kg với gạo nguyên liệu, 50 – 200 đồng/kg với lúa. Tuy nhiên, gạo thành phẩm có diễn biến trái chiều khi điều chỉnh giảm 200 đồng/kg trong tuần qua.

Trên thị trường xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 488 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn. Trong tuần qua, giá giao hàng gạo các chủng loại của Việt Nam đi Philippines giảm mạnh so với tuần trước, trong khi giá giao đi Trung Quốc và châu Phi tăng cao. Từ đầu năm đến giữa tháng 5/2023 lượng gạo giao đi Trung Quốc và Philippines bật tăng mạnh so với cùng kỳ.

Theo các doanh nghiệp, xuất khẩu gạo không chỉ tăng về số lượng, giá gạo của Việt Nam đang ở mức cao trong những năm qua và cơ cấu loại gạo xuất khẩu cũng chuyển biến tích cực.

Sản phẩm gạo thơm đạt 530 - 540 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Về cơ cấu chủng loại, hiện nay gạo trắng phổ thông chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên tỷ lệ gạo thơm, gạo nếp, cũng như gạo tăng cường chất vi lượng tăng nhanh. Điển hình như gạo thơm xuất khẩu chiếm hơn 25% trữ lượng gạo. 

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, xuất khẩu gạo đạt hơn 1 triệu tấn, trị giá 545,85 triệu USD, vượt qua kỷ lục cũ là 961.608 tấn, trị giá 509 triệu USD đạt được vào tháng trước, tăng 87,9% về lượng và tăng gần gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt gần 2,9 triệu tấn, với kim ngạch thu về hơn 1,5 tỷ USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 51,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là con số cao nhất ghi nhận được của ngành gạo trong 4 tháng đầu năm kể từ trước đến nay.

Trong 4 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức bình quân 527 USD/tấn. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, xuất khẩu gạo đạt hơn 1 triệu tấn, trị giá 545,85 triệu USD, vượt qua kỷ lục cũ là 961.608 tấn, trị giá 509 triệu USD đạt được vào tháng trước, tăng 87,9% về lượng và tăng gần gấp đôi về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Minh An (Th)