Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải ngân vốn ODA mới chỉ đạt 0,99% kế hoạch

Giải ngân vốn ODA năm 2022 còn chậm, chưa được cải thiện làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm sức thu hút các nguồn lực xã hội khác, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19… đó là báo cáo của Bộ Tài chính trong việc giải ngân vốn ODA nguồn ngân sách trung ương đến ngày 31/3/2022.

Ngày 8/4/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Công điện số 307/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. “Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài được xem như một trong những giải pháp "mắt xích" quan trọng để phục hồi nền kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022”, Công văn nêu rõ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh VOV)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Ảnh VOV).

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn ODA nguồn ngân sách trung ương đến ngày 31/3/2022 mới chỉ đạt 0,99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Việc giải ngân vốn ODA năm 2022 còn chậm, chưa được cải thiện làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm sức thu hút các nguồn lực xã hội khác, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Nguyên nhân dẫn tới việc giải ngân vốn ODA chậm do tác động bởi đại dịch COVID-19, áp lực lạm phát, giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng tăng cao làm cho tiến độ thi công các dự án ODA bị chậm lại; Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu như một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ, chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các nhà tài trợ còn thiếu chặt chẽ; tính sẵn sàng của dự án chưa tốt, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn, vướng mắc do phải thực hiện hài hòa giữa thủ tục trong nước và chính sách của nhà tài trợ, các quy định pháp luật về vốn ODA còn phức tạp...

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và góp phần quan trọng vào phục hồi và phát triển kinh tế, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn ODA năm 2022 đạt 100% kế hoạch, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nói chung, vốn ODA nói riêng; coi nhiệm vụ giải ngân vốn ODA là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và những năm tiếp theo.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn ODA, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Các bộ, cơ quan, địa phương giải ngân chậm phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm, trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp phân bổ và giải ngân trong thời gian tới. Đồng thời, rà soát, chấn chỉnh, có giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn ODA, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra chậm trễ giải ngân vốn ODA năm 2022.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên; thực hiện nghiệm thu, thanh toán ngay khi có khối lượng, chủ động điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án ODA chậm giải ngân sang dự án ODA có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn và ưu tiên bố trí đủ vốn cho các Hiệp định kết thúc năm 2022, 2023...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ này chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền điều chuyển vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng…

Khẩn trương trình Chính phủ trước ngày 15/4 về Nghị định sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài…

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng
Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng

Mặc dù, Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, mã cổ phiếu NVL - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý của Tập đoàn Novaland lại giảm hơn 30%, chỉ còn 640 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư giảm 29% so với quý I/2023.

Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định
Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã cổ phiếu AAA - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, còn 2.900 tỷ đồng.

Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%
Công ty Bidiphar phấn đấu tăng vốn điều lệ 25%

Tại 498 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Đại hội Cổ đông Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đại hội xác định mục tiêu: Phấn đấu đạt vốn điều lệ tăng 25%; doanh thu tăng 15%...

Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán
Cử tri An Giang đề nghị Trung ương có giải pháp căn cơ lâu dài về mặn xâm nhập, hạn hán

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, tỉnh An Giang cần nắm bắt thời cơ, tận dụng thế mạnh sẵn có để phát triển lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo nhanh, hiệu quả và bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên
Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Trong thời gian tới, các tỉnh vùng Tây Nguyên cần liên kết với nhau để cùng thống nhất đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực cho từng nhóm sản phẩm của vùng, từ đó xác định các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp để khai thác các giá trị sản phẩm tốt nhất.

Tranh thủ nghỉ lễ kéo dài, môi giới bất động sản "ráo riết" săn đón khách mua nhà
Tranh thủ nghỉ lễ kéo dài, môi giới bất động sản "ráo riết" săn đón khách mua nhà

Bỏ qua những chuyến đi du lịch cùng gia đình, nhiều môi giới bất động sản tận dụng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày để 'chăm sóc' chu đáo khách muốn mua nhà.