Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gìn giữ tinh hoa gốm Việt

Để được như ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã trải qua hơn hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn và phát triển. Tuy có nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử nhưng tinh hoa gốm Việt vẫn luôn giữ mình, luôn đổi mới và để lại một kho tàng các tác phẩm, dòng gốm đặc sắc.

Phong phú gốm Việt

Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm. Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long... Rồi ta thấy trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun...

Gốm sứ xuất hiện ở nhiều vùng trên đất nước trải qua những thăng trầm cùng thời gian. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ.

Đồ gốm cổ truyền nước ta đã có những bước phát triển cao và hết sức phong phú. Có làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng cũng có làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam. Đến nay, nghề gốm vẫn đang thịnh hành tại Bát Tràng, Thổ Hà, Hải Dương.

Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam.

Từ lâu, các làng nghề gốm sứ đã trở thành địa điểm quen thuộc của du khách, trong đó, gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) mang đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống lâu đời ở Hà Nội. Làng nghề truyền thống có nguồn gốc từ cuối thời Lý - Trần. Nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gốm sứ từ đất sét trắng. Lịch sử đã ghi chép rằng làng cổ Bát tràng thời đó đã quy tụ được rất nhiều nghệ nhân từ nhiều dòng họ khác nhau. Họ đều là những người có tay nghề cao từ Ninh Bình và Thanh Hóa ra lập nghiệp ở đất kinh thành.

Ở Bát Tràng, nhiều nghệ nhân làm gốm có kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Với bàn tay khéo léo cùng sự đam mê mãnh liệt đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm gốm sứ Bát Tràng độc đáo. Các sản phẩm đó đã được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay.

Bên cạnh gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là một dòng gốm đẹp của Việt Nam, phát triển rực rỡ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ bị thất truyền, gốm Chu Đậu đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí... tất cả đều toát lên bản sắc, tinh hoa văn hóa Việt, rất đỗi gần gũi, nhưng cũng mang đậm giá trị truyền thống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt từ nghìn xưa. Những họa tiết, hoa văn trên gốm Chu Đậu mang tính nghệ thuật cao, miêu tả khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông…

Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men mầu tam thái. Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu.

Giữ hồn gốm Việt

Gốm như một mạch ngầm trong dòng chảy văn hóa, kết nối xưa và nay. Gốm đã bước từ cuộc sống dung dị hàng ngày để trở thành những tác phẩm nghệ thuật làm say lòng biết bao thế hệ.

Sản phẩm gốm ngày nay thể hiện sự đa dạng, đi từ gốm thô bằng đất nung, đến những đồ gia dụng và trang trí tinh tế với nhiều sắc men phong phú. Dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào cũng như ở bất kỳ dòng gốm nào, sự phát triển đều do tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công.

Một sản phẩm gốm ra đời là nhờ sự giao thoa của đất, nước và lửa, nhưng nhờ khối óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của người thợ gốm, đã thổi hồn cho những nắm đất thô sơ tưởng chừng vô tri vô giác ấy thành những sản phẩm độc đáo, có ngôn ngữ và chạm được đến trái tim con người. Vì thế, với những người có duyên với môn nghệ thuật sáng tạo thủ công truyền thống này, họ coi gốm là một tặng phẩm của vũ trụ.

 Gìn giữ tinh hoa gốm Việt - Hình 1

“Thổi hồn vào gốm” không chỉ là lời nói hoa lệ mà đó chính là điều diễn tả đúng nhất cách mà các nghệ nhân làm nên một sản phẩm gốm

Trải qua hàng nghìn năm, nghề gốm lúc thịnh, lúc suy, song các thế hệ người làm gốm vẫn đau đáu một niềm gìn giữ nghiệp tổ của cha ông, lò nung ngày đêm đỏ lửa để cho ra những sản phẩm tinh hoa gốm Việt. Sản phẩm gốm không chỉ chứa đựng đầy đam mê, sức sáng tạo mà còn gửi gắm tình cảm, tinh thần chịu thương chịu khó của người Việt.

Việc gìn giữ được các tinh hoa văn hóa, nghề truyền thống của cha ông là rất đáng quý. Dù việc gìn giữ và phát triển tinh hoa gốm Việt còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng với trí tuệ, bàn tay khối óc của những nghệ nhân, những người làm gốm thì gốm Việt vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển mạnh mẽ.

Hà Trần 

Tin mới

Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ
Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ

Để bảo đảm tốt trật tự ATGT phục vụ Nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Công an TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, cửa ngõ ra vào thành phố...

Dưới trời nắng như đổ lửa, Thủ tướng xuống đồng trò chuyện cùng nông dân vùng hạn
Dưới trời nắng như đổ lửa, Thủ tướng xuống đồng trò chuyện cùng nông dân vùng hạn

Trưa 28/4, dưới trời nắng như đổ lửa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.

Thực phẩm Sao Ta chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức vào ngày 15/5
Thực phẩm Sao Ta chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức vào ngày 15/5

Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) vừa có thông báo về việc sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 vào ngày 15/5 tới đây.

Sản phẩm mới của ngành đường sắt chính thức khai trương tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng
Sản phẩm mới của ngành đường sắt chính thức khai trương tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng

Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Chi nhánh vận tải Đường sắt Đà Nẵng cho biết, việc ra mắt đoàn tàu SE21/SE22 là sản phẩm mới nằm trong chuỗi sản phẩm, dịch vụ mà ngành đường sắt đã và đang và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới nhằm đem đến cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên các hành trình của Đường sắt Việt Nam; góp phần kết nối du lịch, phát triển kinh tế xã hội, văn hóa vùng miền.

Phòng, chống tiêu cực trong kiểm định xe cơ giới ở Bắc Giang
Phòng, chống tiêu cực trong kiểm định xe cơ giới ở Bắc Giang

Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phòng, chống tiêu cực trong công tác kiểm định xe cơ giới trên địa bàn tỉnh.

Đoàn viên, sinh viên TP. HCM dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ nhân dịp Lễ 30/4
Đoàn viên, sinh viên TP. HCM dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ nhân dịp Lễ 30/4

Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, lãnh đạo TP. HCM cùng hơn 1.200 đoàn viên, sinh viên đã đến dâng hương, thắp nến tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ.