Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gỡ khó cho doanh nghiệp: Cần nhất là cải cách thể chế và giảm chi phí phát sinh

Theo ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Vầ không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh từ quy định pháp luật.

Toàn cảnh “Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp”
Toàn cảnh “Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp”

Xuất phát từ tiếng nói của doanh nghiệp

Tại “Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp” tổ chức ngày 19/7/2023, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm kéo dài sự không thuận lợi từ cuối năm 2022 trước đó.

Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó).

Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam duy trì thặng dư thương mại 12,25 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 12,1% và 18,2% do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, ASEAN, EU và một số quốc gia Đông Á đều giảm.

Lượng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chứng kiến mức giảm 25,6% - lớn nhất trong các thị trường chính. Điều này cũng khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ 2022.

Tình hình sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn, điều đó đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới để bắt kịp xu thế mới nếu không sẽ bị giảm sức cạnh tranh và bị mất cơ hội tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho hay, hiện nay, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không chỉ những khó khăn từ nội tại mà còn có những khó khăn chung của toàn thế giới. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang có xu hướng chững lại, thậm chí là suy thoái.  

Xuất phát từ những khó khăn từ thực tiễn, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã tập trung vào việc phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa công ăn việc làm và các yếu tố khác.

Thời gian qua, rất nhiều chính sách về tài khóa và tín dụng đã được ban hành. Tuy nhiên, theo ông Long, vẫn còn hai vấn đề quan trọng cần được lưu ý. Trước hết, bản thân các cơ chế chính sách đã phù hợp với thời điểm, nhưng có thể chưa thực tế đối với một số ngành nghề, đối tượng; thêm vào đó, nội tại của các doanh nghiệp được thụ hưởng tiếp cận thế nào và hấp thụ. Năm 2023 Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệpFDI, nhà nước…

Gần đây nhất, ngày 6/7, Thường trực Chính phủ đã có cuộc làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại cuộc họp này, Thủ tướng đã có 7 kiến nghị giao cho các Bộ, ngành xử lý.  

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 58 ngày 21/4/2023 về một số chính sách giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Tại Nghị quyết, Chính phủ đã quy định rất rõ chiến lược giải quyết các vấn đề cấp bách trong ngắn hạn trong năm 2023, cũng như chiến lược cho năm 2025. 

Theo đó, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục đồng hành hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, coi việc tháo gỡ các rào cản khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu; đảm bảo bình ổn, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm trọng điểm.

Cụ thể, ông Long đã nêu ra một số điểm được chú trọng như trong ngắn hạn, trước hết phải khẩn trương tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý, khơi thông nguồn lực, và các thủ tục đầu tư, triển khai dự án đầu tư công. Hiện nay, các dự án đầu tư công qua 6 tháng đầu năm vẫn đang chậm hơn so với tiến độ. 

Bên cạnh đó, một số quy định cũng đã được đưa ra trong Nghị quyết 58 đã chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể của từng Bộ, ngành như giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội ổn định việc làm cho người lao động. 

Ngoài ra ông Long cho rằng, có một số biện pháp khác đã được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh; hỗ trợ tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Có thể thấy, Chính phủ đã đặt việc hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn lên trọng tâm hàng đầu, các chính sách ban hành ra phải thông thoáng, rõ ràng…

Tuy nhiên, theo ông Long, để thực hiện được việc này phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. trong quá trình vận hành cơ chế chính sách, bản thân các doanh nghiệp cũng cần có các kiến nghị trực tiếp về các vấn đề cần tháo gỡ trong thực tế. 

Ông Long nhấn mạnh:

“Tất cả những cơ chế chính sách cần phải xuất phát từ tiếng nói của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp. Tiếng nói từ hiệp hội doanh nghiệp là tiếng nói cụ thể nhất, thực tế nhất để Chính phủ lắng nghe và thực hiện đổi mới về cơ chế chính sách. 

Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao tiếng nói về các cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp của mình, tiếp tục kiến nghị về các vấn đề cần tháo gỡ và hoạt động đổi mới chính sách”. 

Cải cách thể chế và chính sách căn cơ

Để tháo gỡ những khó khăn, mở rộng không gian kinh tế cho doanh nghiệp trong thời gian tới, cải cách thể chế là điều tiên quyết, cần có những chính sách mang tính căn cơ, lâu dài. Liên quan đến thể chế, nếu không có thể chế tốt, cơ chế vận hành thể chế tốt, thì khó có thể tồn tại một cách hiệu quả nền kinh tế thị trường.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê về những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong quý 2 năm 2023, ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, tài chính, vốn, cạnh tranh.

Ở thời điểm khó khăn về thị trường, cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong khu vực. Trong những khó khăn trên, doanh nghiệp gặp khó nhất là chi phí để trang trải, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh trên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần thiết thực hiện cải cách thể chế. “Cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh từ quy định pháp luật”, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Để cải cách thể chế hiệu quả và bền vững, ông Phan Đức Hiếu đề xuất 3 gợi ý:

Thứ nhất, tập trung kiểm soát quy định mới làm gia tăng chi phí. Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới. Nếu phải ban hành quy định thì cần có lộ trình áp dụng phù hợp quy định để doanh nghiệp có thời gian ổn định sức khoẻ và chuẩn bị phương án tuân thủ đồng thời có hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp trong tuân thủ quy định.

Thứ hai, trong khó khăn, doanh nghiệp tại một số ngành nghề, lĩnh vực như bất động sản, tài chính… có nhu cầu cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quy định hiện hành đôi khi cản trở hoạt động đó. Do đó, cần thiết nghiên cứu xem xét cơ chế nới lỏng có thời hạn, có địa chỉ để giúp doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, vượt qua khó khăn. Đây là biện pháp cải cách thể chế có hiệu quả và đã được áp dụng trong thời kỳ Covid-19.

Thứ ba, về lâu dài nghiên cứu cơ chế bền vững thúc đẩy cải cách thể chế thường xuyên. Theo kinh nghiệm thế giới, cải cách thể chế nếu chỉ xuất phát đơn lẻ, bột phát từ chính các cơ quan ban hành thể chế sẽ không hiệu quả. Để thực hiện hiệu quả, nhiều nước trên thế giới đều thành lập cơ quan độc lập có thẩm quyền thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ với chức năng giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, được trao thẩm quyền mạnh.

Trong tình hình Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, cần nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan tương ứng như vậy để cải cách thể chế bền vững, hiệu quả, thường xuyên.

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Vĩnh Phúc : Giao phụ trách Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đối với đồng chí Nguyễn Việt Phương
Vĩnh Phúc : Giao phụ trách Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đối với đồng chí Nguyễn Việt Phương

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định nghỉ hưu đối với Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên Nguyễn Ngọc Bình và thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc giao phụ trách Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đối với đồng chí Nguyễn Việt Phương.

Có 23 doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất 53%
Có 23 doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất 53%

Thống kê từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, trong tuần từ ngày 6 - 10/5, có 28 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức, trong đó 23 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 1 doanh nghiệp trả cổ tức cổ phiếu, 2 doanh nghiệp phát hành thêm và 2 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Không phải ngẫu nhiên khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lòng tin tuyệt đối và trao cho Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trọng trách Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy chiến dịch.

Đà Nẵng: Chuyển đổi 2 ký túc xá tập trung phía Tây mở rộng làm nhà ở công nhân
Đà Nẵng: Chuyển đổi 2 ký túc xá tập trung phía Tây mở rộng làm nhà ở công nhân

Đây là dự án được chuyển đổi từ 2 ký túc xá tập trung phía Tây tại quận Liên Chiểu với quy mô hơn 600 căn thành nhà ở công nhân.

Gilimex (GIL) vẫn không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024
Gilimex (GIL) vẫn không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024

Tỷ lệ cổ đông tham dự lên tới 64,74% nhưng Gilimex (GIL) vẫn không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024

Bắt nhóm đối tượng chở 121kg ma túy trên ô tô 16 chỗ
Bắt nhóm đối tượng chở 121kg ma túy trên ô tô 16 chỗ

Sáng 7/5, thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị này vừa phối hợp với Cục Phòng, chống ma túy, tội phạm và Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phá thành công chuyên án, bắt giữ 6 đối tượng mang quốc tịch Lào vận chuyển số lượng lớn ma túy.