Hà Nội: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi còn gặp khó khăn
Thời gian qua, Hà Nội đã phát triển được 138 chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, nhưng việc sản xuất và tiêu thụ còn khó khăn do chưa cạnh tranh được với thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Theo thông tin từ Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho biết, thôn Đông Cao có hơn 200ha trồng rau, củ, trong đó có 134ha được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 10ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi ngày người dân sản xuất hàng chục tấn nhưng chỉ bán được 3,6 tấn rau/ngày cho các siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Đặc biệt, vừa qua, có hai hộ ở thôn Đông Cao sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép và đã bị các cơ quan chức năng xử phạt theo quy định. Việc này cho thấy vẫn còn một số hộ dân chưa tuân thủ quy định về sản xuất nông nghiệp an toàn.
Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet)
Không chỉ gặp khó khăn trong quản lý sản xuất, khâu sơ chế, chế biến sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn do số lượng cơ sở sản xuất nông, lâm thủy sản nhiều nhưng quy mô nhỏ lẻ, nhiều cơ sở nằm trong khu dân cư. Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội Ngô Đình Loát cho biết, trên địa bàn thành phố có 17.417 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, hơn 80% trong số đó do cấp xã, thị trấn quản lý.
Trong 6 tháng qua, Chi cục đã kiểm tra đột xuất 4 cơ sở, phát hiện 1 cơ sở vi phạm trong sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong bản tự công bố và trên nhãn sản phẩm; 3 cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, nhưng việc triển khai gặp khó khăn do một số địa phương thực hiện việc quy hoạch vùng sản xuất chưa tốt, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Các địa phương đang tích cực xây dựng chuỗi liên kết nhưng tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn thấp; sự kết nối thiếu bền vững. Một số địa phương chưa xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh an toàn thực phẩm...
Để tháo gỡ khó khăn trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi, Hà Nội coi việc xây dựng, nhân rộng các chuỗi sản xuất an toàn là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Việc phát triển các chuỗi không chỉ giúp thị trường nông sản vận hành tốt hơn, mà còn tác động tích cực đến các vùng sản xuất. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hành động số 26/KH-UBND ngày 7-2-2020 về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020.
Mục tiêu đề ra là 100% cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm các cấp được tập huấn, cập nhật kiến thức; 100% thông tin phản ánh sự vụ mất an toàn thực phẩm được xác minh, xử lý. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 98%; duy trì, tăng mới 20% chuỗi thực phẩm nông nông lâm thủy sản an toàn so với năm 2019; phấn đấu 100% số chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tham gia hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc...
Để đạt mục tiêu này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành và địa phương tăng cường lấy mẫu giám sát thực phẩm nông lâm thủy sản trên diện rộng; chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP; phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn...
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với chính quyền địa phương định kỳ lấy mẫu giám sát phân tích chất lượng nông sản, đặc biệt là rau, thịt, thủy sản để giám sát tập trung vào các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục; kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý triệt để những cơ sở sản xuất, kinh doanh làm trái quy định.
Mặt khác, Sở NN&PTNT kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế ban hành đầy đủ quy định mức giới hạn an toàn thực phẩm; xây dựng kế hoạch giám sát có hệ thống và triển khai đồng bộ trong cả nước để các địa phương có căn cứ thực hiện. “Thành phố quan tâm kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư dự án xây dựng hạ tầng khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ thân thiện với môi trường” - ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.
Hà Trần
Tin mới
Ông Chu Thanh Hiến được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Ông Chu Thanh Hiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang phấn đấu nằm trong top 15 về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang” và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang 2023.
Nhà đầu tư ngoại đang thực hiện giao dịch M&A ở những lĩnh vực nào?
Các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích là đầu tư vào các doanh nghiệp hưởng lợi từ quy mô dân số Việt Nam gồm: Ngân hàng, chứng khoán, dược phẩm, xuất khẩu gạo... đang được nhà đầu tư ngoại thực hiện các giao dịch.
Giá tiêu hôm nay 23/03: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương
Giá tiêu hôm nay 23/03, giảm nhẹ 500 đồng tại một số địa phương, hiện đang dao động trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 23/03: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới
Giá cà phê hôm nay 23/03, trên thị trường thế giới quay đầu giảm. Trong đó, giá cà phê Arabica ở mức 178 US cent/pound sau khi giảm 1,28%.
Phát triển tài sản trí tuệ: Khẳng định thương hiệu sản phẩm
Thời gian qua, công tác bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP của các địa phương đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm, ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, để công tác này mang lại nhiều hiệu quả cao hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm...
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm
Chân dung người phụ nữ truyền cảm hứng cho phái đẹp
Bài 4: Người tiêu dùng thấy gì từ sản phẩm của thương hiệu Công ty tài chính Mirae Asset?
Kobayashi Eiko - Người kể câu chuyện thời đại qua trang phục kimono