Tham dự buổi lễ có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các trường đại học tại Hà Nội, Hội khuyến học và các Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An nhiều tỉnh miền Bắc, đại diện lãnh đạo và giáo viên, học sinh huyện Thanh Trì (Hà Nội) - quê hương thầy giáo Chu Văn An cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương đã về dự lễ.

Tại buổi lễ, các tầng lớp nhân dân đã cùng ôn lại cuộc đời và sự nghiệp thầy giáo Chu Văn An cũng như ý nghĩa của phong tục khai bút đầu xuân. Thầy Chu Văn An sinh năm 1292, tên thật là Chu Văn, quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông là người có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đến đời vua Trần Dụ Tông, triều chính thối nát, gian thần nổi lên khắp nơi, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian thần nhưng vua không chấp thuận nên ông từ quan về núi Phượng Hoàng ở ẩn, lấy hiệu là Tiều Ẩn. Thầy dạy học, viết sách ở đây cho tới khi qua đời vào năm 1370, thọ 79 tuổi. Tương truyền, khi về Phượng Hoàng ở ẩn, mỗi khi học trò về thăm, qua trò chuyện, hỏi han từng người, thầy Chu Văn An thường tự tay viết tặng mỗi trò một chữ để khích lệ.

Người được thầy cho chữ mang chữ về trang trọng treo trong nhà để chiêm nghiệm. Điều đặc biệt, nơi thầy Chu Văn An ở có khu giếng son, đáy giếng có lớp bùn màu đỏ tươi, thầy thường dùng để viết chữ.

Nét đẹp khai bút đầu xuân được phục dựng tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An nhiều năm nay, trở thành hoạt động giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho các thế hệ người Việt cũng như tri ân các bậc tiền nhân. Mực viết khai bút được chọn dùng mực son.

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 1

Lãnh đạo các bộ, sở, ban ngành cùng đông đảo nhân dân địa phương về tham dự buổi lễ

Sau nghi lễ dâng hương thầy giáo Chu Văn An và diễn văn khai bút, lễ khai bút bắt đầu với nghệ nhân thư pháp khai 4 chữ Nho: Quốc, Phú, Dân, Cường thể hiện niềm tin vào sự lớn mạnh, hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Tiếp sau phần khai bút chữ Nho, đại diện đại biểu Trung ương, tỉnh Hải Dương và thị xã Chí Linh lên khai bút chữ quốc ngữ với 9 chữ: Đức, Tâm, Tài, Trí, Quang, Minh, Thành, Đạt, Vinh.

Cùng với Lễ khai bút đầu xuân, Hội sách xuân Mậu Tuất diễn ra ngay trong dịp đầu năm mới nhằm thiết thực hưởng ứng ngày sách Việt Nam, đồng thời, tôn vinh giá trị tri thức, tôn vinh giá trị của sách và góp phần phát triển văn hóa đọc, phát triển xã hội học tập. Hội sách diễn ra đến hết ngày 16 tháng Giêng.

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 2

Lễ cắt băng khai mạc Lễ hội khai bút và khai mạc Hội chợ sách xuân năm 2018 tại Đền Chu Văn An

Cũng dịp này, Hội khuyến học thị xã Chí Linh đã trao tặng học bổng và suất quà cho 21 học sinh có kết quả thi đại học cao nhất trong năm học 2017-2018. Đồng thời, một số doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cũng đã trao tặng 100 triệu đồng ủng hộ Quỹ khuyến học thị xã Chí Linh.

Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương cùng các đơn vị tham gia hội sách xuân 2018 đã trao tặng tủ sách cho trường Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) nhằm khuyến khích phong trào xây dựng tủ sách trường học.

Một số hình ảnh ghi lại tại buổi Lễ khai bút và Hội chợ Sách xuân 2018 diễn ra tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An:

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 3

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 4

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 5 Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 5

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 6

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 7Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 7

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 8

Hải Dương: Khai bút Xuân Mậu Tuất tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An - Hình 9

 Bùi Tú