Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Dương: Văn miếu Mao Điền - biểu tượng văn hiến xứ Đông

Nói đến văn hóa xứ Đông là nói đến Văn miếu Mao Điền, nơi đào tạo ra hàng ngàn cử nhân, tú tài, cũng như trên 600 tiến sỹ Nho học, nơi tôn vinh đạo học của người xứ Đông và vinh danh nhiều vị đại khoa Nho học nổi tiếng của đất nước.

Hải Dương: Văn miếu Mao Điền - biểu tượng văn hiến xứ Đông - Hình 1

Nơi in đậm dấu ấn thời gian

Văn miếu Mao Điền toạ lạc trên địa bàn xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, phía bắc Quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 16 km về phía tây, cách Hà Nội 42 km về phía đông. Văn miếu Mao Điền đã có lịch sử gần 600 năm và được biết đến là văn miếu lớn thứ 2 của cả nước (chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội).

Văn miếu Mao Điền - nguyên là Văn miếu trấn Hải Dương xưa, được khởi dựng vào thời Lê Sơ (1428 - 1527), tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) để thờ Khổng Tử. Công trình, gồm 5 gian bái đường và 3 gian chính tẩm đặt trên một gò đất cao. Cùng thời điểm này, do muốn đẩy mạnh việc phát triển Nho giáo, triều đình đã cho xây dựng thêm một số trường học, trường thi, trong đó có Trường thi Hương tại xã Mao Điền, tổng Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là xã Cầm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

Kiến trúc Văn Miếu kiểu chữ Nhị (=), gồm có nhà Bái Đường, Hậu Cung, mỗi nhà có 5 gian, 2 chái. Đầu triều Mạc (TK XVI), do Thăng Long có những biến động về chính trị và xã hội, nhà Mạc đã chọn Trường thi Hương trấn Hải Dương để tổ chức 4 kỳ thi Hội, tại kỳ thi năm Ất Mùi Đại Chính thứ 6 (1535), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đỗ đầu. Sau này, ông trở thành nhân vật lịch sử xuất sắc của thời nhà Mạc.

Năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), để thuận tiện cho việc quản lý của bản trấn, triều đình đã chuyển Văn miếu từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với Trường thi Hương ở xã Mao Điền, tạo nên một trung tâm văn hóa lớn. Công trình này có diện tích khoảng 3,6 ha, được quy hoạch cân đối và đẹp mắt, bao gồm nhiều hạng mục, như: Bái đường, Hậu cung mỗi toà 7 gian, xây theo kiểu chữ Nhị; 2 dãy nhà Đông vu, Tây vu; gác khuê văn; gác khánh; lầu chuông, lầu trống; đài Nghiên; tháp Bút; nghi môn; Thiên Quang tỉnh và Khải thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử.

Từ đó, việc tế lễ và học tập tại đây diễn ra rất đông vui, nhộn nhịp. Hàng năm, cứ vào ngày 17 và 18 (chính lễ là ngày 18) tháng Hai và tháng Tám Âm lịch, trấn Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử. Các quan đầu phủ, đầu trấn cùng các cử nhân, tiến sỹ đều tụ họp về đây tham gia lễ tế trọng thể, nêu cao truyền thống "Hiếu học và tôn sư, trọng đạo" của người tỉnh Đông.

Nói đến văn hóa xứ Đông là nói đến Văn miếu Mao Điền, nơi đào tạo ra hàng ngàn cử nhân, tú tài cũng như trên 600 tiến sỹ Nho học, nơi tôn vinh đạo học và vinh danh nhiều vị đại khoa Nho học nổi tiếng của đất nước như Tư nghiệp Quốc Tử Giám - Nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Danh nhân Văn hóa thế giới, Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trãi, Trình Quốc công trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm; Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh; Nhập nội hành khiển Tiến sỹ Phạm Sư Mạnh; Thần toán Vũ Hữu; Nghi ái quan tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ.

Phát huy truyền thống quê hương

Văn miếu Mao Điền là một thắng cảnh, điểm du lịch tâm linh, niềm tự hào Văn hiến tỉnh Đông. Hàng năm, Lễ hội được mở vào ngày 18 tháng Hai, lễ Dâng hương được tiến hành vào ngày 20 tháng Tám (Âm lịch).

Từ năm 2015 đến nay, Văn miếu Mao Điền tổ chức Hội vào dịp tế lễ 18 tháng Hai, ngoài tế lễ theo truyền thống, còn tổ chức trò, hội để người dân địa phương và du khách thập phương về chiêm bái tham dự. Tiêu biểu với các trò chọi gà, trình diễn cờ người, cờ tướng...

Từ năm 2009 đến nay, có thêm hát chèo, quan họ, văn nghệ buổi tối, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch kết hợp tổ chức Giải Cờ tướng toàn tỉnh trong những ngày diễn ra lễ hội.

BQL di tích cũng đưa một số trò chơi truyền thống vào để phục vụ thanh thiếu nhi như bịt mắt bắt dê, ném vòng cổ chai, câu cá trong chai, ném bóng vào chậu; đặc biệt là tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp và thi tìm hiểu về Văn miếu Mao Điền và truyền thống khoa cử tỉnh Đông cho các em học sinh tiểu học Cẩm Điền tham gia trong ngày hội.

Ngoài việc tổ chức lễ hội và các sinh hoạt tâm linh khác cũng như tiếp đón khách tham quan, chiêm bái, Văn miếu Mao Điền còn thường xuyên được chọn để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa khác, như: Tổ chức hội thảo về giáo dục; gặp mặt, vinh danh các tiến sỹ xứ Đông thời kỳ mới; tổ chức các chương trình khuyến học, biểu dương học sinh giỏi và đạt thành tích cao trong các kỳ thi đại học; tổ chức các sự kiện khác liên quan đến văn hóa, giáo dục.

Nhận thức rõ giá trị to lớn của Di tich Văn miếu Mao Điền, từ tháng 6/2002 đến tháng 4/2004, UBND tỉnh Hải Dương đã tiến hành trùng tu tôn tạo di tích bước 1 với quy mô lớn mà vẫn giữ được những nét cổ kính, vẫn lưu được dấu ấn của lần tôn tạo năm 1823, gồm: Tiền tế, Hậu cung, Đông vu, tái tạo tam quan, Tả vu, Hữu vu, tôn tạo gác chuông, gác trống, nhà bia và nhiều công trình phụ trợ. Nội thất di tích được bố trí trang nghiêm, các tượng thờ đồ thờ tự đều được làm bằng vật liệu quý, có độ bền cao.

Tháng 10/2014, di tích tiếp tục được UBND tỉnh xây dựng bước 2 với kinh phí 18,7 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu mặt bằng phục vụ các hoạt động của lễ hội như đường ra vào, bãi đỗ xe, nhà làm việc của Ban quản lý di tích… Việc tu bổ xây dựng, còn tạo ra một cảnh quan không gian bề thế mà vẫn hài hòa với các dự án, công trình lân cận, tạo lên một bản sắc văn hóa riêng, xứng tầm là biểu tượng văn hiến của đất và người xứ Đông.

Lê Thoa

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.