Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hai năm dịch Covid-19, nước ta thiệt hại kinh tế khoảng 37 tỷ USD, tương đương 847.000 tỷ đồng

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Ông Nguyễn Thành Phong trao đổi, dịch Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế 02 năm qua. Để phục hồi, ông đề xuất chú trọng đầu tư công, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, xuất khẩu.

Tại phiên tọa đàm cấp cao thảo luận giải pháp phục hồi kinh tế trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sáng nay, ông Nguyễn Thành Phong - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết: Nếu năm 2020-2021 không có đại dịch, GDP Việt Nam có thể tăng trưởng đến 7%, nhưng trong năm 2021 dự kiến chỉ tăng 2,5%.

 Phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam sáng nay. Ảnh: Quochoi.

"Nếu tính toán thiệt hại trong năm 2020, giá trị thiệt hại khoảng 160.000 tỷ đồng, 2021 dự kiến thiệt hại 346.000 tỷ đồng. Tổng 02 năm cộng lại, số thiệt hại về mặt giá trị kinh tế khoảng 507.000 tỷ đồng, nếu tính giá hiện hành lên tới 847.000 tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD", ông Phong tính toán.

"Xuất khẩu và thu hút đầu tư là yếu tố quan trọng"

Để giảm thiệt hại, ông Phong nhấn mạnh, cần nhanh chóng tìm ra biện pháp, cách thức phục hồi đà tăng tưởng kinh tế Việt Nam. "Đối với quốc gia có tăng trưởng nhanh đều dựa vào thị trường rộng lớn bên ngoài và mở rộng quy mô sản xuất, thu ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị cần thiết. Các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan... đều dựa vào xuất khẩu, đầu tư ở mức cao", ông nhìn nhận.

Do đó, giới hạn tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khả năng cung ứng và cạnh tranh. "Trong đó, đầu tư là điều kiện cần, xuất khẩu là điều kiện đủ, tiêu dùng là điều kiện tăng thêm, chuyển đổi số là yếu tố thời đại. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư công nghệ số", ông nhấn mạnh.

Hiện nay, khuyến khích tiêu dùng nội địa rất cần thiết nhưng nếu tăng đầu tư quá mức sẽ làm giảm tiết kiệm, qua đó làm giảm đầu tư. Chính vì vậy, việc khai thác thị trường trong nước cần chú trọng sản xuất hàng tiêu dùng thay vì nhập khẩu như hiện nay.

Bên cạnh đó, ông cho rằng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để gieo kỳ vọng, niềm tin cho nhà đầu tư trong nước. Khi xuất khẩu cao, đầu tư tăng, mặc dù kinh tế khó khăn thì niềm tin giới đầu tư và khả năng phục hồi sẽ nhanh chóng.

Chẳng hạn giai đoạn 2011-2015, Việt Nam khá bất ổn về kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng, nợ xấu mạnh, nợ công, thâm hụt ngân sách lớn nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trong khu vực. Vì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu trong giai đoạn này đạt 17,5% và vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,54%.

"Do đó, việc xuất khẩu và thu hút đầu tư trong nước rất quan trọng. Nhưng đầu tư Nhà nước vẫn giữ vai trò dẫn dắt tạo nền tảng thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tư nhân phát triển", ông nhìn nhận.

Ông Phong cho rằng bên cạnh giành thế chủ động bằng đầu tư công Việt Nam cũng cần chú ý hạ lãi suất ngân hàng, tái lập hệ thống lao động đóng vai trò quyết định. Hiện nay, tiêu dùng nội địa gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu trở ngại vì phí logistics cao, chi phí chữa bệnh cao...

 Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: Quochoi.

"Do đó, để khơi thông động lực tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cần gói kích thích kinh tế để kích cầu tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất bằng hỗ trợ chi phí phòng, chữa bệnh, hỗ trợ chi phí nhà ở, trợ cấp công nhân... cho doanh nghiệp", ông nêu quan điểm.

Cũng tại phiên thảo luận, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng chính sách phục hồi kinh tế tập trung cả phía cung và cầu, cung tập trung giảm thuế doanh nghiệp, kích cầu thị trường đầu tư. Bên cạnh đó phối hợp hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ và chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ phục hồi.

Vị này nhấn mạnh các chính sách cũng cần đủ lớn để tạo ra cú hích, sự thay đổi cho nền kinh tế. Đồng thời các gói kích thích phải khả thi và thực thi nhanh chóng, trong đó tập trung các ngành trọng tâm, trọng điểm, có tính hấp thụ nhanh và lan tỏa rộng.

Thay đổi thể chế để phát triển kinh tế số

Ông Bùi Nhật Quang - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nêu ý kiến: Kinh tế số là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi và phát triển. "Ở Việt Nam còn dư địa lớn để phát triển kinh tế số, tăng cường cạnh tranh quốc gia. Trong bối cảnh dịch bệnh, một trong những giải pháp phát triển kinh tế số là thay đổi thể chế, chính sách, quy định phù hợp. Đây là căn cứ để tăng năng lực cạnh tranh, hiệu quả phục hồi phát triển bền vững", ông nhìn nhận.

Ông Francois Paindchaud, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam phát biểu: Việt Nam cần đảm bảo ổn định vĩ mô về cả chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong tương lai Việt Nam sẽ gặp khủng hoảng mới do đó cần có thể chế để ứng phó với khủng hoảng này, ông nói.

Theo ông, hiện nay Việt Nam có cơ hội lớn để tăng đầu tư dài hạn. Chẳng hạn liên quan đến tăng trưởng xanh, đầu tư chuyển đổi nền thông qua cải thiện kỹ năng, số hóa... "Do đó, Chính phủ phải hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn", ông đề xuất.

Cũng theo đại diện IMF, Việt Nam mới chỉ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở giai đoạn đầu, xuất khẩu cũng chủ yếu là nông sản. Bởi vậy, Việt Nam cần nâng cao công đoạn tạo giá trị gia tăng, đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh...Ông đánh giá Việt Nam chậm cải thiện hiệu suất lao động so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp FDI có năng suất cao nhất, đến doanh nghiệp quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp tư nhân.

Ông Adrew Jeffies - Giám đốc Ngân hàng phát triển Châu Á tại Việt Nam phân tích: Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ tài khóa. "Giải pháp y tế, sức khỏe vẫn là giải pháp quan trọng nhất. Việt Nam là một trong nhiều nước tiêm vaccine rất nhanh và cần có động lực mới đẩy mạnh tiêm vaccine khi có biến chủng Micron mới", ông nói.

Theo ông, một số hoạt động về quốc doanh cũng như các công ty tư nhân sản xuất vaccine theo công nghệ MRA mới để sản xuất vaccine ở Việt Nam. Vì khi người dân Việt Nam cần tiêm mũi vaccine thứ 3 thì cần sản xuất vaccine trong nước. Công nghệ MRA cũng cần được đẩy mạnh để đảm bảo y tế và sức khỏe người dân", ông nói.

Theo ông, để có thêm nguồn cung vaccine, Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia để tiếp tục đẩy mạnh, đồng thời phát triển du lịch, tạo việc làm cho người dân.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.