Theo đó,Nội dung phối hợp gồm: Tổ chức các hoạt động trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác Hội và phong trào nông dân; phối hợp hỗ trợ liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của 02 tỉnh, thành phố.
Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã hình thành một số vùng trọng điểm sản xuất "nông nghiệp xanh", nông nghiệp hàng hóa, được thị trường đánh giá cao và có bước khởi sắc. Thông tin từ Sở Nông nghiệp tỉnh Lào Cai, hiện nay tỉnh đang có 05 cây trồng chủ lực và lợi thế, cụ thể: Vùng trồng cây dược liệu diện tích đạt trên 3.584 ha, sản lượng đạt 18.200 tấn tươi tập trung tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, thị xã Sa Pa; Vùng trồng chè với tổng diện tích tập trung toàn tỉnh đạt 6.364 ha, trong đó diện tích đảm bảo mật độ và quy trình kỹ thuật có liên kết sản xuất là 6.185,8 ha, diện tích chè kinh doanh 4.642 ha.
Sản lượng chè búp tươi cả năm đạt 37.843 tấn; Vùng trồng chuối với tổng diện tích đạt 3.332 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 2.848 ha, tập trung chủ yếu tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, tổng sản lượng đạt 68.470 tấn, năng suất bình quân đạt 240,4 tạ/ha; Vùng trồng dứa tổng diện tích toàn tỉnh đạt 1.689 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 1.019 ha, tập trung chủ yếu tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát; năng suất bình quân đạt 326 tạ/ha, sản lượng 33.313 tấn; Vùng trồng quế đến hết năm 2021 diện tích toàn tỉnh đạt 46.844 ha, tập trung chủ yếu ở Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn. Khai thác, chế biến được 55.000 tấn cành lá và 5.000 tấn vỏ quế; giá thu mua nguyên liệu cành, lá từ 1.700 - 2.000 đồng/kg, vỏ quế tươi từ 20.000 - 28.000 đồng/kg; gỗ quế từ 1.000.000 - 1.500.00 đồng/m3, chủ yếu được bán dưới dạng gỗ tròn.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp Hải Phòng, trên địa bàn thành phố hiện tại chủ yếu sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng đến các loại sảm phẩm sạch, an toàn, lành tính, thuần chất tự nhiên (rau, củ, quả; hải sản nuôi, vật nuôi...)
Hải Phòng là một trong địa phương tiếp cận và triển khai các mô hình canh tác hữu cơ sớm, ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai và nguồn nước thì các cấp, các ngành luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, chương trình phối hợp của 02 tỉnh, thành phố sẽ thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức hội nghị, hội thảo; tham quan học tập kinh nghiệm ở mỗi địa phương về các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi; xây dựng 2-3 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững; vận động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp 02 địa phương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất theo hình thức kinh tế tập thể; mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại…giữa 02 địa phương.
Kim Huệ