Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa (Ảnh: Kim Huệ)

Theo đó, UBND thành phố Hải Phòng thành lập 3 Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra, các Đoàn kiểm tra nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các lễ hội tại địa bàn các quận, huyện.

Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên địa bàn Hải Phòng như: Thịt, sản phẩm từ chế biến từ thịt; thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản; bia, rượu, nước giải khát; bánh, mứt, kẹo; rau, củ, quả; nước mắm, gia vị…

Thời hạn kiểm tra là 23 ngày, kể từ ngày 10/01/2024 đến hết ngày 01/02/2024.

Trong quá trình kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 70 của Luật An toàn thực phẩm:

Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất.

Trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất trình các tài liệu liên quan và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này khi cần thiết;

b) Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết;

c) Niêm phong thực phẩm, tạm dừng bán thực phẩm không phù hợp, tạm dừng quảng cáo thực phẩm có nội dung không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường và phải báo cáo cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong thời hạn không quá 24 giờ, kể từ khi niêm phong thực phẩm, tạm dừng bán thực phẩm không phù hợp, tạm dừng quảng cáo;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn

đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;

đ) Kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 của Luật này.

e) Bảo đảm nguyên tắc kiểm tra quy định tại khoản 4 Điều 68 của Luật nàykhi tiến hành kiểm tra;

g) Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.

 Điều 46, 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020 là người Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ tùy vào quyền hạn và chức vụ sẽ được lập biên bản vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình; phạt cảnh cảo; phạt tiền; tùy theo mức độ vi phạm có thể lên đến 250 triệu đồng quy định tại Điều 24 của Luật này.

 Đối tượng kiểm tra có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 7, 8 của Luật An toàn thực phẩm.

Kim Huệ