Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Phòng: Vì một thị trường lành mạnh và ổn định thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng duyên hải Bắc bộ. Sự năng động của thành phố Cảng đòi hỏi lực lượng quản lý thị trường nơi đây phải có những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác phòng chống buôn lậu, hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… Nhằm xây dựng một thị trường lành mạnh, tạo thuận lợi cho công tác thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, phát triển thương mại trên địa bàn để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Hải Phòng: Vì một thị trường lành mạnh và ổn định thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước - Hình 1

Đội QLTT số 04, Chi cục QLTT Hải Phòng tiến hành kiểm tra, tạm giữ số mỹ phẩm chưa rõ nguồn gốc

Nỗ lực vì một thị trường “sạch”

Thời gian gần đây, hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và các hành vi kinh doanh trái phép ngày càng tinh vi. Trước tình hình trên, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hải Phòng đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng trong kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng và không đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các quy định về giá và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm góp phần ổn định thị trường.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, lực lượng QLTT Hải Phòng đã kiểm tra 2.803 vụ với tổng số vụ xử lý là 1.425 vụ, tổng số tiền xử lý là trên 4,3 tỷ đồng. Trong đó, tổng thu nộp nhân sách Nhà nước là gần 4 tỷ đồng, số tiền xử phạt hành chính là trên 3,1 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 451 triệu đồng…

Chỉ tính riêng tháng 9/2018, QLTT Hải Phòng đã kiểm tra 263 vụ, xử lý 121 vụ, trong đó tổng thu nộp ngân sách Nhà nước là 304.900.000 đồng, số tiền xử phạt hành chính là trên 258 triệu đồng, trị giá hàng phát mại là trên 46 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 70 triệu đồng…

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Văn Long, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường  về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, Chi cục QLTT Hải Phòng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đặc biệt là hàng hóa thuộc nhóm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn thành phố. Từ đó, góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm cung cấp nguồn hàng có chất lượng, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng…

Cốt lõi vẫn là ý thức người tiêu dùng

Ông Đào Văn Long chia sẻ: Tình trạng buôn bán, tiêu thụ các loại hàng hóa đặc biệt là các loại hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn Hải Phòng thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát. Chi cục đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng thành phố tăng cường kiểm tra.

Hiện nay, bất chấp những cảnh báo của các cơ quan quản lý, người tiêu dùng vẫn tiếp tay cho mỹ phẩm "lậu" kém chất lượng tung hoành trên thị trường. Phần lớn do thiếu kiến thức, ham của rẻ khiến không ít người phải gánh chịu những hậu quả khôn lường, tổn hại cả sức khỏe và vật chất vì sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền chưa có giấy phép công bố lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Vừa qua, lực lượng QLTT Hải Phòng đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Điển hình gần đây vào ngày 13/8/2018, Đội QLTT số 04 kết phối hợp với Đội 6 Phòng PC49 Cảnh sát môi trường - Công an TP Hải Phòng kiểm tra cửa hàng số 40 Nguyễn Lương Bằng  (Phù Liễn, Kiến An, TP.Hải Phòng) và kho hàng tại số 4/84 Nguyễn Lương Bằng buộc thu giữ và tiêu hủy 65 thùng mỹ phẩm và nước giặt, nước xả vải không rõ nguồn gốc, ra quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng.

Ngày 7/7/2018, Đội QLTT số 04 sản xuất tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng mỹ phẩm Khải Thành số 209 Hai Bà Trưng, Lê Chân, TP.Hải Phòng thu giữ và xử lý theo quy định lô hàng hóa gồm 22 thùng caton gồm dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, dầu ủ tóc… do nước ngoài sản xuất do chủ cửa hàng không xuất trình hóa đơn chứng từ…

Những vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc như hiện nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, do chế tài xử lý các hành vi vi phạm này chưa đủ sức răn đe, do vậy các chủ cửa hàng, cá nhân vì lợi nhuận vẫn luồn lách, tìm mọi cách để nhập lậu các sản phẩm không rõ nguồn gốc về tiêu thụ.

Như vậy, để thị trường hàng hóa trên địa bàn Hải Phòng thực sự ổn định thì bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ của các Đội QLTT – những người lính trên mặt trận chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng rất cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự kiên quyết thông thái của người tiêu dùng trước các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Có như vậy sẽ góp phần bình ổn thị trường, chống thất thu ngân sách Nhà nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Vũ Duyên


 

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.