Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hành động của Thái Lan khi Việt Nam vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, khối lượng 32.750 tấn, trị giá 161 triệu USD, tăng 2,4 lần về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay sau đó, Thái Lan đã ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc nhằm mục đích thúc đẩy và thiết lập mức giá ổn định cho hoạt động xuất khẩu trái cây.

Chính phủ Thái Lan đang kêu gọi các nhà xuất khẩu tìm mọi cách để tăng lượng sầu riêng tiếp cận thị trường Trung Quốc, sau khi Việt Nam lần đầu tiên vượt Thái Lan về xuất khẩu loại trái cây vua sang thị trường tỷ dân.

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh internet.
Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh internet.

Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc, nước này nhập khẩu 53.110 tấn sầu riêng tươi trong 2 tháng đầu năm 2024, với trị giá 283,6 triệu USD, tăng 0,4% về lượng nhưng giảm 0,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc với khối lượng 32.750 tấn, trị giá 161 triệu USD, tăng 2,4 lần về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc tính theo kim ngạch đã tăng từ 32% năm 2023 lên 57% trong 2 tháng đầu năm nay.

Trong 2 tháng đầu năm nay, giá sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt bình quân 4.916 USD/tấn, thấp hơn mức giá 6.133 USD/tấn tại Thái Lan, nhưng cao hơn Philippines ở mức 3.075 USD/tấn.

Sầu riêng Việt Nam được đánh giá có lợi thế về sản lượng dồi dào, thu hoạch quanh năm, trong khi mùa sầu riêng Thái Lan chỉ rơi vào khoảng tháng Tư đến hết tháng Chín hàng năm. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh và giá cả cạnh tranh. Đây là những yếu tố giúp sầu riêng Việt Nam có bước tiến vượt bậc tại thị trường Trung Quốc sau chưa đầy 2 năm mở cửa tại thị trường này. 

Số liệu trên phù hợp với báo cáo của Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế Thái Lan vào tháng 12/2023, dự đoán Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu sầu riêng số một tại Trung Quốc thay vì Thái Lan vào tháng 9/2024.

Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế Thái Lan cho biết, Trung Quốc đã nhập khẩu 120.000 tấn sầu riêng vào tháng 10/2023, tăng 100.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố đã tăng nhập khẩu từ Việt Nam và giảm nhập khẩu từ Thái Lan. 

Sầu riêng Thái Lan. Ảnh báo Đầu tư.
Sầu riêng Thái Lan. Ảnh báo Đầu tư.

Cục Xúc tiến Thương mại quốc tế Thái Lan nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam chỉ được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, trong khi Thái Lan đã được phép xuất khẩu sầu riêng tươi, đông lạnh và chế biến. “Nếu Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, lượng xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa”, cơ quan này cảnh báo.

Để tăng cường xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Thái Lan đã ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc vào giữa tháng Ba, thời điểm chiến lược ngay trước mùa thu hoạch sầu riêng của Thái Lan. Biên bản ghi nhớ này nhằm mục đích thúc đẩy và thiết lập mức giá ổn định cho hoạt động xuất khẩu trái cây nhiệt đới từ Thái Lan sang Trung Quốc. Tuy nhiên, trái cây xuất khẩu từ Thái Lan sẽ phải đối mặt với sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn.

Theo thỏa thuận, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 20.000 tấn sầu riêng và măng cụt, với tổng trị giá hơn 3 tỷ Baht (82,44 triệu USD) từ Thái Lan từ tháng Tư đến tháng Sáu.

Đại diện Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn thông tin, Việt Nam đã chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi, sẵn sàng để ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc ngay trong năm nay.

Việt Nam kỳ vọng hoạt động xuất khẩu sầu riêng sẽ mang về kim ngạch 3,5 tỷ USD trong năm 2024, tăng 66% so với năm ngoái.

H.Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cơ sở thanh toán hợp đồng theo đơn giá cố định
Cơ sở thanh toán hợp đồng theo đơn giá cố định

Công ty ông Hiệp Phan (Vĩnh Long) trúng thầu một công trình giao thông qua Hệ thống đấu thầu quốc gia vào tháng 7/2023. Loại hợp đồng theo đơn giá cố định.

Trong quý III, hàng trăm mã chứng khoán không được cấp margin
Trong quý III, hàng trăm mã chứng khoán không được cấp margin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách 72 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trong quý III. Tổng số lượng tăng 3 mã so với danh sách công bố hồi đầu quý II.

SeABank đồng thời được vinh danh “Ngân hàng tốt nhất thế giới 2024” và “Ngân hàng tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2024”
SeABank đồng thời được vinh danh “Ngân hàng tốt nhất thế giới 2024” và “Ngân hàng tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2024”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa được Tạp chí Forbes và Kênh truyền hình CNBC vinh danh lần lượt là “Ngân hàng tốt nhất thế giới 2024” và “Ngân hàng tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương 2024”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của SeABank trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu và không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Từ đầu năm 2024 đến nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước diễn biến hết sức phức tạp, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 5.373 hộ chăn nuôi của 1.429 thôn, bản ở 498 xã của 156 huyện thuộc 41 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 26.400 con. Bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 44 xã của 13 tỉnh, thành phố; 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh dại với 45 trường hợp người tử vong.

Đà Nẵng phát động Giải Báo chí tuyên truyền về chuyển đổi số năm 2024
Đà Nẵng phát động Giải Báo chí tuyên truyền về chuyển đổi số năm 2024

Ban Tổ chức sẽ trao 2 giải Nhất; 2 giải Nhì; 2 giải Ba; 4 giải Khuyến khích cho các tác phẩm đạt giải với tổng giá trị giải thưởng lên đến 32 triệu đồng và nhận tác phẩm dự thi từ ngày 5/7 đến hết ngày 30/9.

Thủ tướng Ấn Độ thăm Nga: Tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền
Thủ tướng Ấn Độ thăm Nga: Tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền

Hôm nay, 8/7, Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Mosocw, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-Ấn Độ thường niên lần thứ 22. Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Vladimir Putin sẽ xem xét toàn bộ mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.