Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An: Từ sản vật địa phương vươn ra thế giới

Sau 4 năm triển khai chương trình, đến nay Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của Nghệ An dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại. Đồng thời, chất lượng, giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân ngày càng cao, góp phần đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP

Từ năm 2021 đến năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận 19 làng nghề, nâng tổng số làng nghề được công nhận thành 189 làng nghề. Theo đó, có 391 sản phẩm được xếp hạng đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Lũy kế đến nay toàn tỉnh đã có 504 sản phẩm OCOP.

Nam Đàn hiện đang là huyện dẫn đầu về số sản phẩm đạt chất lượng trên toàn tỉnh Nghệ An với 60 sản phẩm OCOP. Trong đó, nhiều sản phẩm đang dần khẳng định được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Những đầm sen từ chỗ trồng chỉ để thu hút khách du lịch thì nay đã được khai thác để trở thành các sản phẩm OCOP 3, 4 sao. Hiện Hợp tác xã Nông nghiệp Sen quê Bác vinh dự là một trong những đơn vị có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP nhất của tỉnh Nghệ An, với 11/15 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao hoặc 4 sao. Ngoài việc phát triển các sản phẩm từ sen, Hợp tác xã đang từng bước tạo cảnh quan nhằm thu hút du khách trải nghiệm quy trình làm trà sen, các sản phẩm khác từ sen cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sen...

Sản phẩm OCOP 5 sao - đèn lồng treo mây tre đan Đức Phong hiện đã xuất khẩu đi 25 nước trên thế giới.
Sản phẩm OCOP 5 sao - đèn lồng treo mây tre đan Đức Phong hiện đã xuất khẩu đi 25 nước trên thế giới.

Ông Vương Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết: Để khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP, tỉnh Nghệ An và huyện Nam Đàn đã có nhiều chính sách hỗ trợ về đất đai và nguồn vốn, đồng thời xây dựng các điểm bán hàng, hệ thống phân phối sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP; xây dựng các điểm đến về sản phẩm OCOP gắn với các hoạt động du lịch, văn hóa. Huyện nam Đàn tập trung chỉ đạo việc đa dạng mẫu mã, bao bì, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Nam Đàn cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP.

Không chỉ có huyện Nam Đàn, nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng đang tập trung chỉ đạo, đưa ra các chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm sản phẩm OCOP. Tính đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 504 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao và 5 sao.  Sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, các chủ thể đã tích cực nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và bằng nhiều cách khác nhau, chủ động kết nối, mở rộng thị trường, tăng thị phần, để vừa có doanh thu tốt, thu nhập ổn định, tạo sinh kế bền vững cho người dân, vừa bảo phát triển nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng của địa phương, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp bản địa. Đồng thời, mỗi sản phẩm OCOP chính là “sứ giả” văn hoá của mỗi địa phương, mang hơi thở hồn quê xứ Nghệ lan toả đến bạn bè năm châu.

Sản phẩm OCOP 5 sao - đèn lồng treo mây tre đan Đức Phong đang vươn tầm quốc tế.
Sản phẩm OCOP 5 sao - đèn lồng treo mây tre đan Đức Phong đang vươn tầm quốc tế.

Ông Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện, tỉnh Nghệ An đang xây dựng Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2023-2025”. Theo đó, đến năm 2025, Nghệ An phấn đấu có ít nhất 650 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó có ít nhất bốn sản phẩm đạt hạng 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 30% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, tương đương 134 sản phẩm. Đồng thời, Nghệ An ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm.

Nghệ An cũng chú trọng phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu có ít nhất 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có ít nhất 5% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

Đồng thời, tỉnh phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử... Mỗi đơn vị cấp huyện có một điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Vươn ra thế giới

Nghệ An vốn nổi tiếng với những đặc sản truyền thống như: Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, lươn đồng Yên Thành, bánh đa xứ Lường, giò bê, cá thu, kẹo lạc Đô Lương, Cam Xã Đoài…

Đây là những sản phẩm mang tính “sứ giả” văn hoá của mỗi địa phương, mang hơi thở hồn quê xứ Nghệ. Tuy nhiên, những đặc sản này bấy lâu nay vẫn chỉ bó hẹp, quẩn quanh ở địa phương. Từ khi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành “cú hích” góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống. Từ đó nâng cao giá trị của các đặc sản địa phương trở thành những sản phẩm được “gắn sao” và vươn ra thị trường trong nước. Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã và đang nỗ lực kết nối để mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho OCOP đặc sản vùng miền, vươn mình ra thế giới…

Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động và khoảng 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt là phát huy vai trò phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.

Ký kết hợp tác đưa các sản phẩm lươn ăn liền (NAP) sang thị trường Nhật Bản.
Ký kết hợp tác đưa các sản phẩm lươn ăn liền (NAP) sang thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên, để chương trình OCOP phát triển bền vững, việc kết nối, mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong nhiều năm qua, các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, HTX đã nổ lực đưa sản phẩm OCOP đến với đông đảo khách hàng.  Các hoạt động xúc tiến thương mại đã được ngành Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch Nghệ An, Sở Công Thương triển khai đa dạng với nhiều hình thức. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truyền thông, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử đang giúp các sản phẩm OCOP vươn xa hơn. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An đã từng bước đến tay người tiêu dùng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh cũng như quốc tế biết đến và sử dụng.

Hiện, Nghệ An đã có trên 20 cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã thực hiện ký kết nguyên tắc đưa sản phẩm vào một số hệ thống phân phối hàng hóa lớn. Có 268 sản phẩm OCOP được đưa vào các siêu thị, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) như: Trà dược liệu Pù Mát, sản phẩm từ sen của HTX Sen Quê Bác, bánh đa Đô Lương, lạc sen Diễn Châu, thủy, hải sản Biển Quỳnh và Cửa Lò, giò bê Nam Đàn...

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm OCOP hiện đã xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như: Sản phẩm mây, tre đan Đức Phong (5 sao) đã được xuất khẩu sang thị trường các nước như Pháp, Đức…; rau mùi Diễn Thái (Diễn Châu) đã được xuất sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản; sản phẩm nước mắm Vạn Phần (Diễn Châu) xuất khẩu sang Nhật Bản; sản phẩm lươn ăn liền (NAP) xuất khẩu sang Australia, Nhật Bản; sản phẩm thủy, hải sản Biển Quỳnh xuất khẩu sang Mỹ, bánh đa Lương Sơn (3 sao), các sản phẩm dược liệu của Tập đoàn Bometa… đã góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực đặc sản của Nghệ An, nâng tầm nông sản địa phương.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truyền thông, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử… là những hướng đi đang giúp những sản phẩm OCOP Nghệ An vươn ra thị trường trong nước và thế giới.

Lê Quyết

Bài liên quan

Tin mới

Thu giữ hàng chục xe đạp "second hand" nhập lậu
Thu giữ hàng chục xe đạp "second hand" nhập lậu

Ngày 19/5, Đội QLTT số 6 Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với Phòng CSGT - Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện 23 chiếc xe đạp do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ.

Ngày mai, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành công tác nhân sự bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội
Ngày mai, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành công tác nhân sự bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Sáng nay (19/5), Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa Ẩm thực Việt
Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa Ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”
Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”

Ngày 18/05/2024, tại Nhà hát Đó- thành phố Nha Trang, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo Xây dựng đã tổ chức Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”.

Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Tiếp tục đi ngang, tuần qua giá xuất khẩu khởi sắc
Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Tiếp tục đi ngang, tuần qua giá xuất khẩu khởi sắc

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (19/5) tiếp tục đi ngang. Trong tuần qua giá lúa biến động trái chiều, giá gạo xu hướng giảm.

Anh Le Soeurn: Tấm gương sáng tại KLH Snuol
Anh Le Soeurn: Tấm gương sáng tại KLH Snuol

Trên mảnh đất Campuchia đầy nắng gió, anh Le Soeurn, công nhân người Campuchia vẫn luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo.