Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hapro: Thị trường “ẩn dật” chốn nao?

Hapro - một thời từng là công ty thương mại bán lẻ nhà nước hàng đầu với nhiều ưu đãi và nhiều kỳ vọng, là đi

THCL Hapro - một thời từng là công ty thương mại bán lẻ nhà nước hàng đầu với nhiều ưu đãi và nhiều kỳ vọng, là điểm đến hấp dẫn… Giờ đây, Hapro bỗng trở nên xa lạ với chính người dân Thủ đô: nhỏ bé, lạc lõng giữa những “đại gia” bán lẻ đang thể hiện sự lấn át...

Chưa dẫn dắt được thị trường

Thực tế cho thấy, thương mại bán lẻ tư nhân, thương mại bán lẻ nước ngoài chiều hướng phát triển. Trong khi đó, tỷ trọng thương mại bán lẻ nhà nước ngày càng giảm, hoạt động dẫn dắt thị trường không nhiều.

TP. Hồ Chí Minh, Saigon Coop, có những thời điểm tham gia tích cực vào dẫn dắt thị trường. Song tại Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), về hoạt động xuất khẩu còn trụ được, nhưng bán lẻ nội địa có sa sút - chính lãnh đạo đơn vị này cũng đã từng thừa nhận. Tỷ trọng bán lẻ của Hapro chỉ chiếm 5 - 7% thị trường. Rõ ràng, Hapro chưa dẫn dắt được thị trường, nhất là về giá hàng tiêu dùng, tại Hapro cao hơn giá ngoài thị trường, kể cả khi được hưởng quỹ bình ổn giá lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi thị trường tự do, nhất là DN bán lẻ nước ngoài trội hơn, quyết định giá cả. Vì thế, có thể khẳng định rằng, với cơ chế bao cấp, Hapro khó có thể lớn mạnh, dẫn dắt thị trường. Đặc biệt, Nhà nước vẫn còn áp dụng chế độ bình ổn giá đối với DN này là phi thị trường, TP. Hồ Chí Minh đã bỏ, lý do gì, Hà Nội vẫn giữ - hay vì lợi ích nhóm là nghi vấn của nhiều chuyên gia kinh tế.

Một chuyên gia kinh tế chỉ rõ: “Việc tổ chức nguồn hàng kinh doanh của Hapro có vấn đề. Việc mua tận gốc, bán tận ngọn rất ít (chỉ chiếm 10 - 20%/tổng số 30.000 mặt hàng). Nhiều trường hợp, cán bộ ngồi văn phòng chờ mang hàng đến, có thể phải qua trung gian nên giá bị đẩy lên cao, đó là chưa bàn đến chuyện chất lượng sản phẩm. Hapro (tiền thân là Haprosimex ở Sài Gòn), hoạt động xuất khẩu là chủ yếu với tỷ trọng 80 - 90%. Bởi thế, từ lãnh đạo đến cán bộ, công nhân viên, rất ít người tường tận về thương mại bán lẻ nội địa.

Hapro hăng hái đầu tư từ nội thành cho tới các tỉnh, tuy nhiên, thị trường các tỉnh hạn chế về sức mua, trong khi kinh phí đầu tư bỏ ra quá nhiều. Đơn cử, ở Thái Nguyên, Hapro đã từng đổ vốn đầu tư vào 2 siêu thị, sau rút xuống còn 1 - thất thoát, lãng phí là điều đã thấy rõ, Hapro nên nghiêm túc xem xét lại vấn đề này…

Khách quan nhìn nhận, Hapro làm cả nhiệm vụ chính trị lẫn kinh tế nên thiếu tập trung. Thêm vào đó, khoảng 20% vẫn “ăn theo” chế độ bao cấp dẫn tới trì trệ trong tổ chức thực hiện. Chưa kể, khoảng 20% mạng lưới quá nhỏ lẻ nằm lẫn nhà dân, gây khó khăn trong kinh doanh…”.

Được bao cấp nên… “chậm lớn”?

Xu thế cạnh tranh với DN nước ngoài là phải đổi mới thương mại, tận dụng những điều kiện thuận lợi, vị trí đắc địa, cũng như những lợi thế để bán hàng thiết yếu cho nhân dân. Điều này, Hapro chưa làm được.

Đáng lưu ý, từ lâu, Hapro đã được Sở Thương mại Hà Nội bàn giao nhiều mạng lưới thuận tiện ngay trên đất “vàng” Thủ đô mà nhiều nhà bán lẻ… “nằm mơ” cũng không thấy như Bách hóa Tổng hợp Bờ Hồ, Bách hóa Thiếu nhi, các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống, Thuốc Bắc, Phạm Ngọc Thạch… Đáng tiếc là Hapro sử dụng mạng lưới chưa hiệu quả. Thực tế, không ít trường hợp, những vị trí đắc địa để tới 2 - 3 năm không được đầu tư, sử dụng. Bách hóa Thiếu nhi xơ xác, tiêu điều, không biết cho thuê hay liên doanh? Bách hóa Tổng hợp, có nhà đầu tư lớn đã chiếm tới 80 - 90% thị phần - đang lạc lõng, xa lạ với người dân Thủ đô (trong khi, trước đây là điểm đến rất hấp dẫn của người dân).

Bên cạnh đó, khoảng 30% mạng lưới của Hapro rất đẹp, nhưng chỉ dành để… bán xe máy, áo cưới - không thực hiện đúng vai trò cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân như nhiệm vụ được giao. Nhiều cửa hàng bề thế bị xé nát: Hapro Giảng Võ chỉ còn khoảng ¼ diện tích kinh doanh hàng tiêu dùng; Hapro 362 phố Huế chuyển kinh doanh sang nhiều dịch vụ, Bách hóa Thiếu nhi (diện tích khoảng 4.000 m2), nay do tư nhân điều khiển cũng đang xa lạ với người tiêu dùng Thủ đô. Nhiều vị trí đẹp đang cho thuê với giá thấp, hạch toán lãi giả, lỗ thật…

Rõ ràng, tiềm năng không được khai thác hiệu quả khiến vai trò của Hapro… “chìm”? Thương hiệu Hapro cũng vì thế không rõ nét - dù được nhận diện thương hiệu từ cách đây hàng chục năm.

“Theo tôi, Hapro phải gấp rút tiến hành cổ phần hóa, kế hoạch cổ phần hóa công ty mẹ vào năm 2017 vẫn là quá chậm. Cổ phần hóa để thay đổi về sở hữu, quan trọng, Nhà nước chỉ nên giữ 49% trở xuống… vì Hapro làm kinh tế và có cả vai trò chính trị - càng nên sớm chuyển mình. Tổ chức tốt sẽ tìm ra những cán bộ có năng lực, gắn bó, không thể tuyển con ông cháu cha không thạo thương mại vào làm việc. Cổ phần hóa, tư nhân hóa sẽ dẫn đến đầu tư năng động và hiệu quả hơn và khi đó, không thể phiêu lưu, mạo hiểm được… Từ đó, Hapro sẽ phát triển thành tổng công ty tư nhân - tập đoàn đầu tư dẫn dắt thị trường”, một chuyên gia kinh tế nhìn nhận.

Hà Thu

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.